Thứ năm, 02/05/2024

Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ì ạch

07/10/2023 5:13 PM (GMT+7)

Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt thời điểm khó khăn nhất trong hơn 30 năm qua nhưng tới nay chưa xuất hiện yếu tố trong nước đủ mạnh để kích thích tăng trưởng nhanh hơn.

Đây là nhận định mới nhất của Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ỳ ạch - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh TL

"Với gần 35 năm trải nghiệm qua các cải cách, diễn biến thăng trầm kinh tế Việt Nam, tôi thấy đây là thời điểm khó khăn nhất. Các nhà hoạch định chính sách cần phải hành động thật sự mạnh mẽ vì nói mà không làm thì không giải quyết được gì cả", TS. Nguyễn Đình Cung cho biết.

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các quý I, II và III lần lượt là 3,28%, 4,05% và 5,33%; và của cả 3 quý là 4,25%. TS. Cung dự báo tốc độ cao nhất năm nay sẽ không quá 5% và năm 2024 sẽ tăng khoảng 5,5%.

Kinh tế thế giới cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng yếu, được Ngân hàng Thế giới (WB) gọi là "thập kỷ mất mát" tới năm 2030. Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới và là nền kinh tế hướng về xuất khẩu nên bị ảnh hưởng chung.

Công chức sợ làm sai

Theo TS. Cung, công chức hiện nay đang trong tình trạng sợ trách nhiệm và sợ làm sai vì các quy định pháp luật chồng chéo nhau, và tình trạng các luật không khớp với nhau được ông gọi là "làm một luật phải sửa tám luật".

Đơn cử, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói trong tháng 4/2023 rằng TP.HCM năm 2022 có 584 văn bản hỏi ý kiến Bộ và và Bộ đã có 604 văn bản trả lời.

Tuy Bộ có trả lời nhưng quá trình thực hiện vẫn không trôi chảy, căn cứ vào trả lời đó cũng không biết sao mà làm, theo TS. Cung. Và Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã làm rõ hơn vấn đề bằng cách xếp các văn bản xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào 4 nhóm vấn đề.

Nhóm 1 là văn bản hỏi về các vấn đề thực tiễn của thành phố phát sinh nhưng quy định pháp luật chưa có. Nhóm 2 là những vấn đề đã có quy định nhưng còn sự khác nhau giữa luật này và luật kia. Nhóm 3 là đã có quy định nhưng cách hiểu còn khác nhau. Nhóm 4 là đã có quy định rõ nhưng còn nhiều điểm chưa chắc chắn nên hỏi.

"Vì vậy, công chức phải đánh đổi – thà đứng trước Hội đồng Kỷ luật còn hơn là đứng trước Hội đồng Xét xử", TS. Cung nhận định. Hóc búa hơn nữa là chưa có giải pháp căn cơ, nghĩa là tình trạng luật và quy định còn chồng chéo nhau, không thống nhất.

Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ỳ ạch - Ảnh 2.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) ở TP.HCM. Ảnh: Hoàng Triều.

Môi trường kinh doanh còn chưa thuận lợi nên chưa thể tăng tốc kinh tế. Ví dụ trường hợp TP.HCM, trung tâm kinh tế của cả nước, một thủ tục nào đó muốn được trình lên UBND phải được gửi đến tất cả hơn 20 sở, ngành để xin ý kiến; rồi phải chờ nhận đầy đủ phản hồi. Trong các phản hồi đó, nếu một ý kiến không đồng thuận thì phải bắt đầu lấy ý kiến lần 2; và có thể là sẽ không được trình lên nếu các sở ngành không thông qua hết.

Một khó khăn khác kìm hãm kinh tế là niềm tin của thị trường, doanh nghiệp và nhà đầu tư thấp nên họ không đầu tư làm gì. Các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, vàng,… không còn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, chưa kể có giai đoạn thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng. Đến nay, tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản và trái phiếu vẫn còn đó.

"Ai sẽ làm thay đổi được tình hình này?" TS. Cung nói và cho biết ông chưa tìm thấy câu trả lời.

Thế giới đầy gió ngược

Bên cạnh đó, nếu kinh tế thế giới phục hồi thì kinh tế trong nước mới có thể tăng trưởng nhanh hơn, nguyên Viện trưởng CIEM khẳng định.

Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ỳ ạch - Ảnh 3.

Kinh tế thế giới đang trì trệ. Ảnh TL

Tuy nhiên, thế giới đang có nhiều yếu tố không tích cực. TS. Cung nêu ra hàng loạt cơn gió ngược, bao gồm nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài vẫn còn thấp, nhất là từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… Xuất khẩu vẫn khó khăn; xuất khẩu các sản phẩm chế dù có cải thiện với mức không đáng kể.

Về tài chính – tiền tệ, nhiều nền kinh tế gồm Mỹ vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ; lãi suất và lạm phát vẫn cao hơn thông lệ và chuẩn mực phổ biến đang áp dụng. TS. Cung nhận định đây là nguyên nhân làm Việt Nam không còn dư địa giảm lãi suất; và tình hình thế giới có thể gây ra những biến động về tỷ giá.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.