Thứ bảy, 27/04/2024

Dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 2-3%

07/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo nhà quản lý và giới chuyên gia, lạm phát năm 2022 sẽ trong tầm kiểm soát, khoảng từ 2-3%, thấp hơn mức 4% Quốc hội đề ra. Nhưng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.

Theo ông Nguyễn Xuân Định, Phó Trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, năm 2021, tác động từ đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các lĩnh vực, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết, việc thiếu hụt nguồn nguyên nhiên vật liệu có những thời điểm khá trầm trọng và việc các quốc gia thay đổi chính sách tiền tệ để phù hợp với tình hình mới đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ trên thế giới và cả trong nước. Công tác quản lý, điều hành giá gặp rất nhiều thách thức. Mặt bằng giá cả thị trường trong nước năm 2021 có những diễn biến phức tạp, một số yếu tố tác động lớn đến giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước khó dự đoán và có khi còn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, nhờ chủ động dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá sát với thực tiễn, triển khai các chính sách tài khóa phù hợp, phối hợp cùng các chính sách tiền tệ, thương mại và và các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung, vừa đảm bảo mặt bằng giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, lạm phát năm 2021 được kiểm soát, tiếp tục đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2021 ở mức1,84% là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ trong bối cảnh dịch COVID-19.

Dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 2-3% - Ảnh 1.

CPI bình quân cả năm 2021 ở mức 1,84% là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ trong bối cảnh dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)


Nhiều kịch bản cho lạm phát năm 2022

Dự báo về mức lạm phát cho năm 2022, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính dự báo, nhiều khả năng, lạm phát sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp. Nguyên nhân là do mặc dù kinh tế đang phục hồi, nhưng sản lượng của năm 2022 sẽ vẫn ở mức dưới tiềm năng. Nếu GDP trong năm 2022 chỉ tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra, hay thậm chí tăng 8-9% như một số dự báo, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4-5%, thấp hơn khá nhiều so với mức 6% của giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, đà tăng của giá xăng dầu cũng như giá của các nguyên vật liệu sẽ chững lại trong năm 2022, khi dịch bệnh được khống chế và các chuỗi cung ứng hàng hóa được bình thường hóa.

Mặt khác, giá các hàng hóa cơ bản còn chịu tác động từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ trong năm 2022. Ngoài ra, giá dầu thế giới còn chịu sự kiềm chế từ nguồn cung dầu đá phiến luôn sẵn sàng gia tăng.

Theo TS. Độ, về tổng thể, áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 không lớn và chỉ số CPI sẽ tiếp tục tăng chậm. Trên thực tế, tốc độ tăng của chỉ số CPI cho đến nay vẫn chưa phá vỡ xu hướng đi ngang kể từ năm 2016 đến nay.

“Với việc nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, đồng thời áp lực lạm phát chi phí đẩy từ giá cả các hàng hóa cơ bản trên thế giới chững lại, nhiều khả năng lạm phát trung bình tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chỉ ở mức 1,8%”, TS. Độ nhận định.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính, đại dịch COVID-19 vẫn sẽ chi phối nền kinh tế Việt Nam, vì vậy, CPI bình quân năm 2022 có thể dao động tăng từ 2% - 3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra.

“Vì sức cầu trong nước vẫn còn yếu, do thu nhập của người dân lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh. Vì vậy, dù giá có giảm nhưng người dân vẫn chưa có thể đi du lịch, cũng không đi ăn ở nhà hàng, khách sạn nhiều được do dịch bệnh phức tạp ở một số tỉnh thành; doanh số bán lẻ hàng hóa giảm”, PGS.TS Nguyễn Bá Minh nói.

Dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 2-3% - Ảnh 2.

PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế


Tuy nhiên, PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thực hiện mục tiêu CPI mà Quốc hội đề ra cho năm 2022 CPI tăng khoảng 4% sẽ không dễ dàng, thậm chí còn tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm, do nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn. Ngoài ra, khi kinh tế phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.

“Các gói kích thích, kích cầu lớn theo đề xuất và được quyết định, cùng với phương thức kích thích, kích cầu thì càng phải cẩn trọng, bởi quy mô rất lớn, khi cấp bù lãi suất sẽ kéo theo một lượng tín dụng “khủng” ra thị trường, trong khi tỷ lệ này/GDP đã rất cao. Khi lạm phát cao lên, thì thường vòng quay tiền tệ sẽ tăng lên, làm cho lượng tiền tệ tăng kép. Với sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường, sẽ có một lượng tiền lớn đang bị “chôn” vào các kênh bất động sản, chứng khoán,…. sẽ chuyển sang và gây sức ép đến thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng”, PGS. TS. Ngô Trí Long cảnh báo.

Đại diện Cục Quản lý giá cho biết, ngay từ đầu năm, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn, nhất là khi Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 diễn ra sớm nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và tháng 2 có thể ở mức cao theo quy luật khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thời điểm cận Tết. Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Năm 2022, tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường để kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm về giá, đầu cơ, tháo túng giá; tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định; qua đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung”, đại diện Cục Quản lý giá khẳng định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

Trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết TP.HCM được nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc TP.HCM có mưa trong dịp này không.

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Bốn cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vừa bị xử phạt trên 132 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.