Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường nhập khẩu số 1 khi chiếm tới 23% tổng lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường số 1 của mặt hàng tôm và cá ngừ.
Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu cho Mỹ. Ảnh minh họa: IT
VASEP cho biết, 5 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt gần 390 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú sang Mỹ tăng lần lượt 33% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng là nguồn cung cấp tôm thịt hàng đầu cho thị trường này.
Đối với mặt hàng cá ngừ, trong 5 tháng, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đạt 251 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng sản phẩm loin cá ngừ đạt 186 triệu USD, tăng 184%.
Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 25,6%. Trong 4 tháng đầu năm, mặt hàng cá tra "xuất ngoại" sang Mỹ đang tăng trưởng 131% so với cùng kỳ.
Những yếu tố chính giúp việc xuất khẩu thuận lợi là: sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát tại Mỹ cao, thuế chống bán phá giá giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, số doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu sang Mỹ tăng và giá xuất khẩu cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh…
VASEP dự báo, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản vào Mỹ vẫn sẽ cao trước tác động của chiến sự Nga - Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, những yếu tố sau sẽ làm chững việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm 2022: Nguyên liệu thô từ các nước khác tăng mạnh có thể sẽ đẩy giá nhập khẩu giảm; cạnh tranh giữa các nhà cung cấp rất mạnh; cồn kho nhiều + giá cả xu hướng giảm khiến các nhà nhập khẩu dè dặt hơn trong việc mua số lượng lớn.
Ngoài ra, đó là các bế tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt; chi phí đóng gói cao và xe tải giao hàng hạn chế; lạm phát giá dầu toàn cầu làm trầm trọng thêm vấn đề.
Nhiều doanh nghiệp du lịch gặp khó khi vay vốn ngân hàng vì không có tài sản đảm bảo. Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp phải đi vay cá nhân để "tiếp máu" cho công ty duy trì hoạt động.
Nhờ chiến lược công nghiệp hóa được dẫn dắt bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu của khu vực, một "ngôi sao đang lên" trong chuỗi cung ứng toàn cầu. z
Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế Việt Nam theo 2 giai đoạn.
Giá dầu “leo dốc” bởi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến đã làm gia tăng lo ngại sản lượng và xuất khẩu của Nga tăng cũng như khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Việc thi công xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM dự kiến trong vòng 3 năm, bắt đầu từ 30/6/2023, hoàn thành vào 30/6/2026.
Chỉ tiêu của ngành du lịch Việt Nam năm 2022 là đón 65 triệu khách nội địa, 5 triệu khách quốc tế.
Quy định về tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong Luật HTX năm 2012 khiến HTX, liên hiệp HTX khó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Liên hiệp HTX Saigon Co.op là một ví dụ khi chuyển đổi mô hình hoạt động cho phù hợp Luật HTX năm 2012.