Trong ngày 3-5, một số địa phương đã công bố kết quả ban đầu về hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay với những con số ấn tượng về doanh thu.
Hà Nội, TP HCM, Thanh Hóa dẫn đầu
Theo thông tin từ Sở Du lịch TP Hà Nội, từ ngày 30-4 đến 3-5, Hà Nội ước đón khoảng hơn 550.000 lượt khách, tăng gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đón khoảng 2.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước trên 1.500 tỉ đồng, tăng khoảng 17 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Một trong những nguyên nhân lượng khách tăng đột biến ở Hà Nội là do hoạt động du lịch đã trở lại trạng thái bình thường sau một thời gian dài gián đoạn, giải tỏa tâm lý bị dồn nén nhu cầu du lịch của người dân. Mặt khác, nhiều sự kiện du lịch tổ chức tại Hà Nội nên rất nhiều người dân chọn tham quan, vui chơi ngay tại thủ đô.
Kỳ nghỉ lễ năm nay kéo dài 4 ngày đã tạo thuận lợi cho các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn, thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nhiều khu, điểm di tích tại Hà Nội chứng kiến lượng khách tăng mạnh, như Hoàng thành Thăng Long đón khoảng 6.000 lượt khách; Văn Miếu - Quốc Tử Giám 15.000 lượt khách; di tích Nhà tù Hỏa Lò đón 11.110 lượt khách... Các khu, điểm vui chơi giải trí như vườn thú Hà Nội đã đón khoảng 147.500 lượt khách; Bảo tàng Dân tộc học đón gần 11.000 lượt khách, trong đó có gần 200 khách quốc tế từ 17 quốc gia... Trong dịp này, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn ở Hà Nội khoảng 42,2%. Các khu nghỉ dưỡng ngoại thành như Melia Ba Vì, Paragon resort, Tản Đà resort, Thiên Sơn - Suối Ngà, Làng Mít..., lượng khách đặt phòng khá cao, có thời điểm gần như kín phòng. Ở nội thành, một số khách sạn, khu căn hộ du lịch đạt công suất cao là khách sạn Lotte Hanoi, khách sạn Silk Path Hàng Khay, khách sạn InterContinental Hanoi Westlake.
Cùng với TP Hà Nội, TP HCM cũng mang về doanh thu trên 1.600 tỉ đồng. Thống kê sơ bộ của Sở Du lịch TP HCM, lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng ở thành phố trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay tăng mạnh. Cụ thể, khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí đạt 420.000 lượt; khách quốc tế đến thành phố đạt khoảng 13.200 lượt; khách du lịch nội địa ước khoảng 186.800 lượt; khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú ước khoảng 95.000 lượt, với công suất phòng ước đạt 65%-70%. Nhờ tăng mạnh lượng khách, doanh thu của ngành du lịch, lữ hành trên địa bàn thành phố ước đạt 1.610 tỉ đồng.
Tỉnh Thanh Hóa là địa phương đạt doanh thu du lịch cao nhất. Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, thông tin: Trong 4 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 30-4 đến 3-5), các điểm du lịch trong tỉnh đón 898.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú đạt khoảng 577.400 lượt, tăng 85,6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2021. Tổng thu du lịch khoảng 1.960 tỉ đồng, tăng 123,2%.
Trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đón trên 10 triệu lượt khách, trong đó hơn 440.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 18.000 tỉ đồng. Với kết quả khả quan nói trên cùng nỗ lực kích cầu du lịch trong thời gian tới, mục tiêu trên của tỉnh Thanh Hóa là hoàn toàn khả thi.
Lượng khách đến tỉnh Quảng Nam đạt khoảng 120.000 lượt, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2021. Trong ảnh: Du khách chèo thuyền ngắm phố cổ Hội An. Ảnh: Sơn Ca
Nhờ tổ chức đa dạng các hoạt động du lịch để thu hút khách, ngành du lịch TP HCM thu về 1.610 tỉ đồng trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5Ảnh: Hoàng Triều
Nhiều địa phương "thắng lớn"
Báo cáo nhanh của một số địa phương cũng cho thấy doanh thu du lịch tăng bình quân từ 40%-50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điển hình là Quảng Ngãi, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhờ tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng đột biến. Chỉ riêng trong 2 ngày 30-4 và 1-5, toàn tỉnh Quảng Ngãi đón khoảng 64.000 lượt khách (gồm 69 lượt khách quốc tế và 63.931 lượt khách nội địa) với tổng doanh thu khoảng 52 tỉ đồng, tăng 49%. Còn Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo cả kỳ nghỉ lễ, địa phương này đón khoảng 284.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 231 tỉ đồng.
Ở khu vực ĐBSCL, tỉnh Cà Mau nằm trong số những địa phương đón lượng khách lớn, với tổng số 83.240 lượt khách, tăng 67%; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 77,35 tỉ đồng. Tỉnh Vĩnh Long ước đón khoảng trên 50.000 lượt khách, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021, doanh thu ước đạt 25 tỉ đồng, tăng 60%. Tại TP Cần Thơ, tổng số khách tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố đạt khoảng 395.000 lượt, tăng 35%; doanh thu du lịch ước đạt 181 tỉ đồng, tăng 40%.
Tổng thu từ du lịch của tỉnh Kiên Giang trong đợt nghỉ lễ này cũng đạt trên 175 tỉ đồng, tăng 42%. Theo ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, kết quả mang lại ngoài mong đợi, nhờ số lượng khách đến tham quan trên địa bàn tỉnh ước đạt 296.793 lượt, tăng 67,7%. Trong đó, TP Phú Quốc đón 128.739 lượt (5.000 lượt khách quốc tế), tăng 40,8%.
Trong khi đó, qua thống kê ban đầu của tỉnh Khánh Hòa, tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh này đạt 275.500 lượt, tăng 210%. Trong đó, lượng khách lưu trú là 125.500 khách; khách đến tham quan các điểm du lịch là 150.000 khách. Tổng doanh thu 529 tỉ đồng, tăng 217% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, lượng khách và doanh thu tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ năm nay tạo ra sức bật mới, tín hiệu lạc quan cho ngành du lịch, nhất là mùa du lịch hè sắp tới.
Khách nội địa lẫn quốc tế cùng tăng mạnh
Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tổng lượng khách tham quan, du lịch TP Đà Nẵng trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay ước đạt hơn 254.000 lượt khách, tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách nội địa đạt khoảng 246.600 lượt khách, tăng hơn 3,3 lần; khách quốc tế đạt khoảng 7.400 lượt khách, tăng gần 16 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tỉnh Quảng Nam cũng tăng mạnh lượng khách nội địa lẫn quốc tế với khoảng 120.000 lượt, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách nội địa ước đạt 112.000 lượt (tăng 125%), khách quốc tế khoảng 8.000 lượt. Tỉnh Bình Thuận đón khoảng 80.000 lượt khách du lịch đến tham quan, lưu trú và nghỉ dưỡng (tăng khoảng 33% so với năm ngoái). Tỉnh Quảng Bình đón gần 220.000 lượt khách, tăng 4,6%. Các điểm du lịch ở Quảng Bình như động Phong Nha, động Thiên Đường, suối Nước Moọc, sông Chày - hang Tối... thu hút rất đông du khách; đa phần cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên, kể cả homestay, farmstay đạt công suất phòng từ 95% trở lên...
Đáng chú ý, trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng (diễn ra từ ngày 23 đến 30-4) và kỳ nghỉ lễ năm nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đón khoảng 317.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Theo Người Lao Động
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?