Giữa khung cảnh hoang sơ của thung lũng Loire, Pháp, những cột hơi nước đang bốc lên từ những ống khói của hai lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chinon.
Tuy nhiên, bầu trời bên trên ống khói của lò phản ứng thứ 3 lại trong xanh một cách lạ thường. Các vết nứt trong hệ thống làm mát đã buộc lò phản ứng này phải dừng hoạt động.
Trong thời gian gần đây, tình trạng dừng hoạt động tạm thời các lò phản ứng hạt nhân tại Pháp, nơi có sản lượng điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, ngày càng gia tăng.
Hơn một nửa lò phản ứng hạt nhân của Pháp đã phải dừng hoạt động khi công ty vận hành chúng là tập đoàn năng lượng Électricité de France (EDF) gặp phải hàng loạt vấn đề kỹ thuật.
Trong bối cảnh các quốc gia EU đang có kế hoạch thoát ly khỏi các nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga xuất phát từ cuộc xung đột tại Ukraine, Pháp đã đặt cược vào việc các nhà máy điện hạt nhân trong nước sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Hiện 70% công suất phát điện của Pháp đến từ năng lượng hạt nhân, một tỷ lệ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện hạt nhân của nước này đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Nhà vận hành EDF gặp phải hàng loạt rắc rối kỹ thuật như tình trạng rò rỉ do ăn mòn bên trong các nhà máy hay những khó khăn trong việc làm mát các lò phản ứng cũ khi nhiệt độ tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Những rắc rối mà EDF - nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất châu Âu - gặp phải đã khiến sản lượng điện của Pháp tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm, đẩy giá điện tại nước này tăng cao kỷ lục trong bối cảnh tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng do chiến sự tại Ukraine.
Thay vì xuất khẩu điện sang Anh, Italy và các quốc gia châu Âu khác muốn thoát khỏi sự phục thuộc vào dầu mỏ từ Nga, Pháp lại phải đối diện với viễn cảnh phải cắt điện luân phiên trong mùa đông và bắt đầu nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia khác.
Tập đoàn EDF, vốn đang phải đối mặt với khoản nợ trị giá 45 tỷ USD, giờ đây tiếp tục gặp rắc rối về tài chính do thỏa thuận hợp tác của doanh nghiệp này đối với tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga Rosatom.
Những khó khăn tài chính của EDF đã buộc chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải xem xét việc quốc hữu hóa tập đoàn này.
"Chúng tôi chưa thể loại bỏ biện pháp này. Chúng ta sẽ cần một khoản đầu tư khổng lồ vào EDF", Bộ trưởng chuyển đổi năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết.
Những khó khăn về năng lượng của Pháp đến ở thời điểm giá dầu đang ở mức cao kỷ lục sau khi EU thông qua lệnh cấm đối với phần lớn dầu mỏ từ Nga, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế ở châu Âu và tình trạng gia tăng chi phí sinh hoạt mà Pháp và các quốc gia khác đang phải đối mặt.
Giá khí đốt, nguồn năng lượng mà Pháp sử dụng để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng điện hạt nhân, cũng đang tăng cao.
Trong bối cảnh những hành động của Nga đang khiến châu Âu phải xem xét lại chính sách năng lượng của mình, những người ủng hộ đã nói rằng năng lượng hạt nhân, bên cạnh các nguồn năng lượng sạch khác như điện gió và điện Mặt Trời có thể thỏa mãn nhu cầu năng lượng của châu Âu. Đồng thời, nó cũng có thể giúp khu vực này đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, việc tìm ra giải pháp cho những khó khăn mà EDF gặp phải là không dễ dàng.
Với 56 lò phản ứng, ngành công nghiệp điện hạt nhân tại Pháp có quy mô lớn nhất châu Âu và chỉ đứng sau Mỹ trên thế giới. 1/4 sản lượng điện của châu Âu có nguồn gốc từ năng lượng hạt nhân được sản xuất tại 12 quốc gia, trong đó Pháp chiếm hơn một nửa công suất.
Thế nhưng, ngành công nghiệp điện hạt nhân tại Pháp, phần lớn được phát triển trong những năm 1980, đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng do không nhận được những khoản đầu tư mới.
Theo các chuyên gia, ngành điện hạt nhân tại Pháp đang thiếu hụt những người có trình độ cao khi nhiều chuyên gia đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang công việc khác. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới khả năng duy trì hoạt động hoặc xây mới các nhà máy điện hạt nhân của EDF.
"Chiến lược của EDF với sự ủng hộ của chính phủ là trì hoãn quá trình đầu tư và nâng cấp hệ thống. EDF trì hoãn càng lâu, số lượng chuyên gia càng sụt giảm và các vấn đề kỹ thuật dần trở nên nghiêm trọng hơn", ông Yves Marignac, một chuyên gia năng lượng hạt nhân đang làm việc tại tổ chức phân tích négaWatt tại Paris cho biết.
Tổng thống Macron gần đây đã công bố kế hoạch đầu tư trị giá hơn 54,2 tỷ USD nhằm hiện đại hóa ngành công nghiệp điện hạt nhân tại Pháp. Theo đó, tới năm 2035, EDF dự kiến xây dựng 14 lò phản ứng nước áp lực thế hệ mới.
Ngoài ra, công ty sẽ xây dựng thêm những nhà máy điện hạt nhân có công suất nhỏ nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng trong nước và hoàn thành các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, những lò phản ứng mới đã được tập đoàn xây dựng đều gặp phải những vấn đề như đội vốn hay chậm tiến độ. Một lò phản ứng thế hệ mới do EDF thi công tại Hinkley Point, phía tây nam nước Anh, sẽ chỉ đi vào hoạt động vào năm 2027, chậm hơn 4 năm so với kế hoạch và không thể giúp Anh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt từ Nga.
Một lò phản ứng khác tại Phần Lan cũng do EDF xây dựng vừa đi vào hoạt động trong tháng 5 vừa qua theo kế hoạch phải được hoàn thành từ năm 2009.
Những khó khăn của EDF bắt đầu được tích tụ từ trước khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Vào cuối năm 2021, EDF đã cảnh báo rằng tập đoàn này không thể đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng hạt nhân ổn định do hàng chục lò phản ứng cũ đã không đã không được bảo trì trong thời gian dài vì ảnh hưởng của các lệnh phong tỏa phòng Covid-19.
Các cuộc kiểm tra sau đó đã phát hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc cụ thể là tình trạng ăn mòn và nứt mối hàn ở hệ thống làm mát quan trọng của các lò phản ứng hạt nhân. Đây cũng chính là những vấn đề của các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chinon, nơi chiếm 6% sản lượng điện của EDF.
EDF đang tiến hành kiểm tra toàn bộ các nhà máy của mình để tìm ra các vấn đề tương tự. Theo đó, 12 lò phản ứng sẽ dừng hoạt động để tiến hành kiểm tra độ ăn mòn và sửa chữa với thời gian có thể từ vài tháng cho tới nhiều năm. Ngoài ra, 16 lò phản ứng khác cũng đang bị dừng hoạt động để tiến hành kiểm tra và nâng cấp.
Những lò phản ứng còn lại hiện buộc phải giảm công suất do những khó khăn liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu. Nước tại các con sông ở miền nam nước Pháp như sông Rhône và sông Gironde đang ngày càng nóng lên, đặc biệt vào mùa xuân khi nhiệt độ cao khiến cho nước từ các con sông này không thể được dùng để làm mát các lò phản ứng.
Hiện tại, sản lượng điện hạt nhân của Pháp đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1993, với công suất chỉ đạt 61,4 gigawatts. Ngay cả khi một số lò phản ứng quay trở lại hoạt động vào mùa hè, công suất điện hạt nhân của Pháp vào mùa đông cũng sẽ thấp hơn 25% so với các năm trước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
"Nếu các lò phản ứng hạt nhân hoạt động thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế, chúng ta sẽ phải buộc phải cắt điện hoặc chuyển sang sử dụng năng lượng hóa thạch như than và khí đốt", ông Thierry Bros, một chuyên gia năng lượng và giáo sư tại Học viện Khoa học Chính trị Paris cho biết.
Chính phủ Pháp, bên nắm giữ 84% cổ phần của EDF, cũng là một nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại. Trong mùa đông, với giá điện trên thị trường ở mức hơn 550 USD mỗi megawatt giờ, Tổng thống Macron đã buộc EDF phải bán điện cho các bên thứ 3 với mức giá chỉ 40 USD mỗi megawatt giờ nhằm thực hiện cam kết sẽ bảo vệ người dân Pháp khỏi ảnh hưởng của lạm phát.
Trong khi đó, tập đoàn EDF, để bù đắp cho sản lượng điện thiếu hụt của các lò phản ứng hạt nhân dừng hoạt động, đã phải mua điện với giá cao trên thị trường mở, với chi phí dự kiến hơn 10,4 tỷ USD trong năm nay. Tình trạng này đã buộc Giám đốc điều hành EDF Bernard Lévy phải gửi một bản kháng cáo chính thức đối với quyết định của chính phủ.
Khi tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng, chính phủ Pháp trong tháng 2 đã buộc phải cung cấp gói cứu trợ tài chính trị giá gần 2,1 tỷ USD cho EDF. Tuy nhiên khoản tiền này là không đủ để giải quyết những khó khăn tài chính mà công ty phải đối mặt.
Bên cạnh đó, EDF cũng phải đối mặt với rủi ro từ các thỏa thuận hợp tác của công ty với tập đoàn năng lượng hạt nhân của Nga là Rosatom. Các doanh nghiệp Pháp từ lâu đã là những nhà cung cấp linh kiện quan trọng của Rosatom với những mặt hàng như tuabin hơi nước Arabelle, được sử dụng trong các lò phản ứng của cả Rosatom và EDF.
Ngay cả khi chiến sự bùng phát giữa Nga và Ukraine, các công ty Pháp vẫn hợp tác với các doanh nghiệp Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hiện được miễn trừ trong các lệnh trừng phạt của EU. Tổng thống Macron vào tháng 2 đã ủng hộ thương vụ mua lại công ty sản xuất tuabin Arabelle được định giá hơn 1,1 tỷ USD của EDF từ tay tập đoàn General Electric của Mỹ.
EDF giờ đây đang muốn giảm giá trị của thương vụ do lo ngại nhu cầu mua tuabin của Rosatom sẽ sụt giảm, sau khi chính phủ Phần Lan hủy hợp đồng cung cấp lò phản ứng hạt nhân của tập đoàn năng lượng Nga trong tháng 5. Nếu Rosatom tiếp tục bị hủy hợp đồng hay chậm tiến độ khi xây dựng các lò phản ứng, EDF có thể đối mặt với nguy cơ thua lỗ do nhu cầu tuabin hơi nước sụt giảm.
Theo ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase, để phục hồi ngành công nghiệp sản xuất điện hạt nhân, chính phủ Pháp buộc phải bám sát kế hoạch đầu tư xây dựng các lò phản ứng mới đã được đề ra trước đó.
"Cuộc khủng hoảng hiện tại khiến cho dự án xây dựng các lò phản ứng mới và nhu cầu tái cấu trúc hoặc quốc hữu hóa tập đoàn EDF trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với chính phủ Pháp và các quốc gia châu Âu khác", ngân hàng JPMorgan Chase nhận định.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?