Theo báo cáo, sản lượng thủy sản thế giới năm 2020 cao hơn 30% so với mức trung bình của những năm 2000 và hơn 60% so với mức trung bình của những năm 1990. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức kỷ lục 87,5 triệu tấn, đã góp phần thúc đẩy những kết quả này.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, khi lĩnh vực nuôi trồng tiếp tục mở rộng, đặc biệt là tại khu vực châu Á, cần có nhiều thay đổi mang tính mục tiêu hơn để ngành thủy sản bền vững. Do đó, FAO nhận định, một cuộc ‘chuyển đổi xanh’ trong cách chúng ta sản xuất, quản lý, kinh doanh và tiêu thụ thức ăn thủy sản chính là yếu tố quan trọng, nếu chúng ta muốn đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.
Thực phẩm thủy sản đang đóng góp nhiều hơn bao giờ hết vào an ninh lương thực và dinh dưỡng thế giới. Tiêu thụ thực phẩm thủy sản trên toàn cầu (không tính tảo) đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,0% kể từ năm 1961, gần gấp đôi mức tăng dân số thế giới hàng năm - đạt 20,2 kg trên đầu người, cao hơn gấp đôi mức tiêu thụ trong những năm 1960.
Các quốc gia châu Á là nguồn cung cấp 70% sản lượng thủy sản và nuôi trồng thủy sản thế giới vào năm 2020, tiếp theo là khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương. Trong đó, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới, tiếp đến là Indonesia, Peru, Nga, Mỹ, Ấn Độ và Việt Nam.
Theo báo cáo, nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh hơn đánh bắt trong hai năm qua và dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa trong thập kỷ tới. Năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 87,5 triệu tấn, cao hơn 6% so với năm 2018. Mặt khác, sản lượng khai thác thủy sản đạt 90,3 triệu tấn, giảm 4% so với mức trung bình của ba năm trước.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với cá và các mặt hàng thủy sản khác đang làm thay đổi nhanh chóng ngành nuôi trồng thủy sản. Mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 15% để cung cấp bình quân khẩu phần đạt 21,4 kg trên đầu người vào năm 2030, chủ yếu là do thu nhập tăng và đô thị hóa, những thay đổi trong thực hành và phân phối sau thu hoạch, cũng như xu hướng ăn kiêng tập trung vào sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn.
Tổng sản lượng thủy sản thế giới dự kiến đạt 202 triệu tấn vào năm 2030, chủ yếu do nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, sẽ lần đầu tiên đạt 100 triệu tấn vào năm 2027 và 106 triệu tấn vào năm 2030.
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản góp phần tạo việc làm, thương mại và phát triển kinh tế. Tổng giá trị năm 2020 ước đạt 406 tỷ USD, trong đó 265 tỷ USD đến từ lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Một số hãng xe Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm và nghiêm túc trong việc chinh phục thị trường Việt bằng các hành động xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng.
Theo các chuyên gia, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai sẽ tạo động lực lớn cho thị trường địa ốc, giúp cân bằng cung cầu về nhà ở, hạn chế đà tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Việt Nam chưa có trong tiền lệ. Do đó, không thể so sánh hay đánh giá được vé tàu cao hay thấp.
Giá vàng bật tăng trở lại hơn 1% khi căng thẳng Trung Đông leo thang, với cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah và phản ứng mạnh mẽ từ Iran.
Hơn 2/3 các chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, cụ thể là dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là những chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề pháp lý dự án, theo dữ liệu mới công bố từ VIS Rating.