Thứ hai, 02/12/2024

Giá xăng tăng giảm khó lường, vì đâu?

12/04/2024 1:10 PM (GMT+7)

(Dân trí) - Căng thẳng tại Trung Đông, việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+, xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn… là những nguyên nhân tác động đến giá xăng dầu tuần qua.

Chiều 11/4, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quyết định giảm 68 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, xuống 23.848 đồng/lít; tăng 20 đồng/lít đối với xăng RON 95, lên 24.821 đồng/lít. Thêm một lần nữa, hai mặt hàng xăng tăng giảm trái chiều trong cùng một phiên.

Lý giải về diễn biến trái chiều của giá mặt hàng xăng, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 4/3 đến ngày 10/4) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Cụ thể, căng thẳng tại khu vực Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn…

"Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng nhưng xu hướng chung là tăng", liên Bộ Tài chính, Công Thương đánh giá.

Giá xăng tăng giảm khó lường, vì đâu?- Ảnh 1.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành giá là 102,1 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 0,01 USD/thùng, tương đương tăng 0,01% so với kỳ trước); 106,5 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 0,23 USD/thùng, tương đương tăng 0,22% so với kỳ trước).

Tại kỳ điều hành này, liên bộ không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả mặt hàng xăng.

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cho rằng phương án điều hành giá xăng dầu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá hợp lý giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95.

Ngoài ra, phương án trên bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Bà Rịa - Vũng Tàu, chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng logistics

Bà Rịa - Vũng Tàu, chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng logistics

Với chiến lược đầu tư bài bản và tiềm năng lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng tốc thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực Đông Nam bộ và cả nước. Tỉnh có vị trí cực kỳ thuận lợi: nằm ngay cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế, kết nối thuận lợi với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực.

Ở vị trí trung tâm TP.HCM, ga ngầm lớn nhất Metro số 1 diện mạo ra sao?

Ở vị trí trung tâm TP.HCM, ga ngầm lớn nhất Metro số 1 diện mạo ra sao?

Tuyến Metro số 1 tại TP.HCM đã sẵn sàng vận hành thương mại vào ngày 22/12/2024. Ga ngầm lớn nhất của tuyến - Ga Bến Thành - nằm gần chợ Bến Thành, trung tâm của thành phố.