Thứ tư, 08/05/2024

Giao thông TP.HCM đã gần chạm mức cảnh báo cao nhất

08/10/2022 7:00 PM (GMT+7)

Theo đánh giá mới nhất, giao thông TP.HCM đã đến mức cảnh báo 5 hoặc 6 trên thang đánh giá có 6 mức. Vào giờ cao điểm các hướng tuyến từ nội đô đến ngoại ô luôn trong tình trạng kẹt không lối thoát.

Theo thống kê, trong 10 năm qua dân số TP.HCM đã tăng thêm gần 2 triệu người, tính đến năm 2021 dân số thành phố hơn 9 triệu người và là thành phố đông dân nhất cả nước. Việc này kéo theo một loạt vấn đề cho đô thị, đặc biệt là nạn kẹt xe.

Anh Ninh Hoà, ở quận 8, TP.HCM, cho biết dù nhà chỉ cách trung tâm thành phố chưa tới 10 km nhưng để đi từ nơi ở đến chỗ làm cực kỳ gian nan, tốn thời gian vì kẹt xe.

Theo anh Hoà, nguyên nhân chính là do quận 8 có 4 cây cầu quan trọng và cũng là 4 đường dẫn chính vào trung tâm gồm Nguyễn Văn Cừ, Chữ Y, Chánh Hưng – Nguyễn Tri Phương và Nhị Thiên Đường – Chà Và thường xuyên ùn ứ. Đồng thời, các tuyến đường dẫn lên cầu đều có mặt đường hẹp và nút thắt cổ chai. Tuyến đường qua hai cầu Nhị Thiên Đường và Chánh Hưng còn là trục nối cửa ngõ từ các tỉnh miền Tây vào TP.HCM qua quốc lộ 50 và đường Phạm Hùng nên lưu lượng xe rất lớn.

Giao thông TP.HCM đã gần chạm mức cảnh báo cao nhất - Ảnh 1.

4 cây cầu là đường dẫn ra khỏi quận 8 thường xuyên kẹt xe kéo dài. Ảnh: MH

“Lượng xe và người đều tăng nhưng hạ tầng cầu, đường trong khu vực không tăng. Vào giờ cao điểm, đủ loại xe cộ nối đuôi, chen chúc nhau qua 4 cây cầu. Ngoài ra, 4 địa điểm trên cũng là nơi quá cảnh của lượng lớn xe từ khu Nam thành phố như quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè để đi về hướng quận 5, 10 và 11”, anh Hoà nói.

Tương tự, anh Nguyễn Châu, ở quận 7, TP.HCM, cho biết 2 tuyến đường chính cửa ngõ phía Nam thành phố hướng vào trung tâm gồm Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Tất Thành đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân nhiều năm nay.

Theo anh Châu, 2 tuyến đường này thường xuyên kẹt xe kéo dài từ 2-3 km, vào các khung giờ cao điểm. Nguyên nhân là do sự xuất hiện dày đặc của loạt chung cư kéo theo lượng lớn dân cư mới nhưng hạ tầng giao thông thì chưa được mở rộng.

“Đường Nguyễn Tất thành có mặt đường hẹp, xe ô tô chạy 2 làn cặp sát lề nên xe máy chỉ còn cách nối đuôi nhau di chuyển. Trước đây tôi có nghe nói về việc thành phố muốn mở rộng tuyến đường nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì”, anh Châu kể.

Giao thông TP.HCM đã gần chạm mức cảnh báo cao nhất - Ảnh 2.

Quốc lộ 13 vẫn chưa được mở rộng dù phía Bình Dương đã khởi công đoạn qua tỉnh từ tháng 4. Ảnh: MH

Sống ở phía Tây Bắc thành phố, chị Vân Anh, ở quận 12, TP.HCM, cho biết mỗi ngày mất hơn 3 tiếng để đi từ nhà đến công ty ở quận 1, và ngược lại. Chị Anh cho biết thêm, các ngả đường từ quận 12, Hóc Môn, Củ Chi đổ về quận trung tâm như Trường Chinh, Cộng Hoà đều đã quá tải và kẹt không có lối thoát.

“Vừa thoát ra khỏi Cộng Hoà thì lại tiếp tục gặp ùn ứ ở Nguyễn Văn Trỗi sau đó là nhích từng chút một qua hàng loạt ngã tư đèn đỏ trên Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Còn nếu đi theo hướng vòng qua khu vực Gò Vấp thì cũng nhích từng chút một ở các tuyến như Quang Trung, Nguyễn Kiệm, Hồ Văn Huê”, chị Vân Anh nói.

Còn anh Nguyễn Dũng, ở thành phố Thủ Đức, cho biết tại khu Đông thành phố tình trạng giao thông cũng không khả quan hơn 3 hướng khác của thành phố.

Anh Dũng cho biết thêm, nhiều khu vực như nút giao An Phú (đoạn từ đường Mai Chí Thọ hướng về cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây), xa lộ Hà Nội (đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến ngã tư Bình Thái), Phạm Văn Đồng, quốc lộ 13 cũng chung tình trạng thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm.

Mòn mỏi chờ giải pháp chống kẹt xe

 

Theo thống kê của Sở GTVT, tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn thành phố là 4.734 km, số lượng cầu đường bộ là 1.160 cầu, tổng diện tích mặt đường là 50,7 triệu m².

Tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,76%, thấp hơn 10% so với quy chuẩn. Mật độ đường giao thông đạt 2,26 km/km², chỉ bằng 1/5 quy chuẩn, thấp hơn các thành phố tương đồng như Bangkok, Đài Bắc, Singapore.

Giao thông TP.HCM đã gần chạm mức cảnh báo cao nhất - Ảnh 3.

Số lượng xe quá lớn và tăng nhanh gây áp lực lên hệ thống hạ tầng dẫn đến trên địa bàn thành phố ngày càng kẹt xe nhiều hơn. Ảnh: MH

Theo Sở GTVT, mỗi ngày có khoảng hơn 1.000 xe đăng ký mới với khoảng 221 ô tô và 804 xe hai bánh. Cùng với đó, tính hết quí 3-2022, TP.HCM đang quản lý 8,7 triệu xe, trong đó có hơn 850.000 ô tô và gần 7,8 triệu xe hai bánh. So với cùng kỳ 2021, tổng số xe tăng 3,1% (ô tô tăng 7,2% và xe hai bánh tăng 2,7%).

Sở GTVT đánh giá rằng việc này gây áp lực lên hệ thống hạ tầng dẫn đến tình trạng kẹt xe ngày càng nhiều hơn. Hiện trên địa bàn có 18 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông, trong đó 3 điểm có chuyển biến tốt, 8 điểm chuyển biến nhưng còn phức tạp và 7 điểm không chuyển biến.

Trong một cuộc họp tuần trước, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Sở GTVT TP.HCM), cho biết thời gian qua, tình hình giao thông trên nhiều tuyến đường tại TP.HCM trở nên quá tải và ở mức 5 hoặc 6, tức mức cảnh báo cao (thang đánh giá có 6 mức).

Với mức độ này, chỉ cần xảy ra sự cố như xe chết máy hay trời mưa cũng khiến dòng xe trở nên rối loạn, di chuyển khó khăn.

Giao thông TP.HCM đã gần chạm mức cảnh báo cao nhất - Ảnh 4.

Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên ùn ứ, thành phố cũng đã lên kế hoạch mở rộng nhiều tuyến đường ven sân bay này. Ảnh: MH

Tính từ đầu năm đến hết quí 3-2022, TP.HCM đã nghiên cứu, đề xuất triển khai 3 giải pháp chống kẹt xe như thu phí ô tô lưu thông vào trong khu vực trung tâm thành phố; cấm ô tô khách trên 30 chỗ vào nội đô theo khung giờ, và xây dựng 16 nút giao thông tại nhiều nơi trên địa bàn thành phố.

TP.HCM cũng xúc tiến các dự án đường vành đai 2, 3, 4 nhằm hạn chế phương tiện đi vào khu vực trung tâm thành phố giúp giảm đi tình trạng ùn tắc giao thông.

Theo Sở GTVT, các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2023 liên quan đến giảm kẹt xe gồm tiếp tục thực hiện đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020 – 2030; tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng xe cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố; chú trọng quy hoạch, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD)…

Theo Kinh tế Sài Gòn 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Vừa qua, những cư dân đầu tiên của dự án Him Lam Thường Tín chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) từ chủ đầu tư.

Long An đẩy nhanh phát triển bất động sản công nghiệp, đô thị

Long An đẩy nhanh phát triển bất động sản công nghiệp, đô thị

Chính phủ vừa cho phép tỉnh Long An chuyển mục đích sử dụng 43 ha đất trồng lúa sang mục đích thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú (huyện Đức Hòa). Ngoài bất động sản công nghiệp, Long An cũng đang tăng tốc xây dựng các khu đô thị.

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

Thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030, ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải.

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Cơ quan chức năng cho rằng nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc việc xác định tiền sử dụng đất, TP.HCM sẽ có khoảng hơn 100 hồ sơ dự án được giải quyết, với khoảng hơn 80.000 sổ hồng.

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, trong đó có việc đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị...

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.