Quỹ đất tại TP.HCM khan hiếm, chiến lược mới của nhà đầu tư bất động sản
Gia Linh
17/02/2025 8:07 PM (GMT+7)
Hiện nay, trong bối cảnh quỹ đất tại TP.HCM khan hiếm đẩy giá nhà lên cao, nhiều nhà đầu tư đã thay đổi chiến lịch, chuyển dịch về khu vực vùng ven để tìm kiếm cơ hội.
Những năm gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM đối diện với thực tế quỹ đất làm dự án ngày càng hạn hẹp, pháp lý trở nên khó khăn hơn. Nguồn cung dự án thiếu hụt liên tục khiến phân khúc căn hộ tầm trung không còn mà thay vào đó là những dự án cao cấp hàng chục tỷ đồng/căn.
Với mặt bằng giá bất động sản hiện tại, nhiều người lao đông vẫn là sở hữu nhà với giá cả phải chăng, phù hợp với tài chính. Điều này đã làm các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới, phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trong đó, việc dịch chuyển về vùng ven, khu vực giáp ranh TP.HCM đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Chiến lược này dựa trên tính toán nhiều ưu điểm hiện nay của thị trường vùng ven như: quỹ đất dồi dào, việc quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh, khả năng kết nối giao thông hạ tầng và nhu cầu về chỗ ở của người dân.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đón đầu cơ hội, phát triển các khu đô thị quy mô lớn ở các tỉnh lân cận. Những dự án như Him Lam Phú Đông, Phú Đông Sky Garden… của Phú Đông Group (Bình Dương);cụm dự án chung cư của Bcons Group (Bình Dương), dự án Aqua City (Đồng Nai), Izumi City (Nai)...
Các dự án này đang bổ sung nguồn cung lớn cho thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu về chỗ ở của người dân tăng cao. Nhiều người có tiềm lực tài chính không nhiều sẵn sàng ở nơi xa và di chuyển đến TP.HCM để làm việc.
Chìa khoá thu hút nhà đầu tư
Theo các chuyên gia, nhiều yếu tố thu hút nhà đầu tư tìm về vùng ven hiện nay. Cụ thể, việc quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh, mở rộng không gian đô thị giúp các khu vực liên kề đô thị đặc biệt trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, bao gồm các tuyến đường cao tốc, vành đai hay hệ thống giao thông công cộng như metro, rút ngắn thời gian kết nối các khu vực vệ tinh với trung tâm thành phố, không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho bất động sản mà còn thu hút lượng lớn nhu cầu bất động sản.
Bên cạnh đó, việc các dự án đại đô thị “all in one” được được đầu tư tại các khu vực vùng ven, không chỉ thúc đẩy hạ tầng và thương mại phát triển mạnh mẽ, mà còn kéo theo giá trị bất động sản khu vực xung quanh tăng lên, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, xu hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét. Bởi việc đầu tư bất động sản tại khu vực trung tâm hiện chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, có nhu cầu tích lũy tài sản trong dài hạn.
Trong khi đó, giá bất động sản tại một số khu vực có quy hoạch tốt, hạ tầng phát triển còn tương đối “rẻ”, có biên độ tăng giá lớn trong tương lai. Đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở tại các khu vực ngoài trung tâm sẽ tiếp tục tăng. Các chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển đô thị vùng ven, cũng tạo động lực cho các nhà đầu tư.
Chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị Online, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết các yếu tố khách quan như quỹ đất, chính sách quy hoạch, hạ tầng giao thông và sự thay đổi trong nhu cầu của người mua đang tạo động lực cho nhà đầu tư bất động sản tại TP.HCM dịch chuyển về vùng ven.
"Doanh nghiệp tôi cũng đang có chiến lược phát triển dự án căn hộ tại TP.Dĩ An (Bình Dương), khu vực giáp ranh TP.HCM. Phân khúc chúng tôi dự kiến đầu tư là căn hộ giá vừa túi tiền, căn hộ diện tích vừa và nhỏ để phục vụ là đối tượng người có thu nhập không cao, người có nhu cầu ở thực. Chúng tôi tin rằng, các sản phẩm này sẽ được đón nhận trên thị trường khi nhu cầu về chỗ ở của người dân hiện nay là rất cao", vị này cho hay.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.