Chuyện xưa, chuyện nay
Từ thế kỷ trước, những hiệu kinh doanh lớn như nước mắm Vạn Vân, tương Cự Đà, trà Tân Cương, giò chả Uớc Lễ, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cốm Yên Ninh, bánh gai Ninh Giang, nem cua bể Cát Tần, bít tết Lợi, bánh cuốn Thanh Trì, chim quay Lý Sáng… đều đã có biển hiệu kẻ sơn. Người sành ăn, sành mua sắm cứ nhắc đến tên biển hiệu là biết ngay nó có nổi tiếng hay không. Khách thập phương đến Hà Nội nhìn biển quảng cáo thì không khỏi ấn tượng về một thành phố đa dạng về thương hiệu.
Vài năm trước đây, đường Nghi Tàm (quận Tây Hồ) nổi lên một loạt thương hiệu mà dân nhậu Hà thành nào cũng biết tới: Cầy tơ Anh Tú. Chỉ một nhà hàng bán thịt chó mà khiến xe máy, ô tô ken kín cả đoạn đê quai. Thực khách nghiện món cầy tơ từ các nơi đổ đến rất đông. Sáng, trưa, chiều, tối lúc nào nhà hàng cũng có khách.
Trên sàn nhà, những chiếc chiếu thay cho bàn ghế, người đến sau phải chờ khách ra mới có chỗ. Chỉ thời gian sau, đoạn đê này mọc lên nhiều quán thịt chó khác và những tấm biển viết nguệch ngoạc cắm trên nóc nhà hoặc triền đê cũng na ná giống nhau: “Thịt chó Tú béo chính hiệu”, “Cầy tơ bảy món gia truyền Văn Tú”, “Tú ông chuyên thịt chó”, “Nhà hàng ba đời cầy tơ Cổ Nhuế”… Đến thịt chó cũng loạn lên. Người ăn cũng chẳng biết đâu là Tú thật, Tú rởm. Càng về sau này, biển hiệu ngày càng kỳ dị. Người đi đường cứ ngước mắt sang ngang là bắt gặp ngay những tấm biển kiểu như: “Long dê chính hiệu”, “Bia hơi Hà Nội Thành trọc”, Bia Trúc Bạch Tùng vẩu”, “Lẩu thập cẩm Hùng sida”, rồi cả “Chim to dần”.
Mấy anh bạn tôi hôm trước từ TP.HCM ra chơi, tất cả đều mong được tôi dẫn đi ăn. Cũng vì trước đây cả nhóm đều sống ở Hà Nội, sau 30-4-1975 mới vào Nam định cư nên lúc nào cũng nhớ da diết ẩm thực Hà thành. Họ bình luận về những thức quà ngon nổi tiếng Hà Nội và sau rốt cùng chung quan điểm là thử lại món cầy tơ.
Tôi dẫn các bạn qua cầu Mai Động, rẽ phải là dãy nhà hàng thịt chó. Giữa mùa hè nắng nóng mà xe máy, ô tô vẫn ken kín vỉa hè. Trong nhà đông nghịt người. Vừa bước vào quán, chúng tôi đã nghe âm thanh dzô dzô đinh tai quen thuộc, tiếng chạm cốc chan chát. Chiếc quạt hơi nước chạy hết công suất mà không khí trong nhà vẫn hầm hập. Chủ quán tay khư khư cuốn sổ và chiếc bút bi, thấy khách mới đến đặt bàn thì quay vào trong nhà hô to với nhà bếp: “5 chó bàn 3.”
Văn hóa và phi văn hóa
Những biển hiệu quảng cáo thiếu văn hóa cũng như cách tiếp thị khách đến nhà hàng theo kiểu dân dã đã làm méo mó hình ảnh của người Hà Nội. Nhóm bạn tôi hôm ấy đầy hoài niệm bởi Hà Nội bao giờ cũng là ký ức đẹp trong họ. Hà Nội có những cư dân tri thức và lịch lãm với 36 phố phường náo nhiệt luôn hằn sâu trong suốt những năm tháng sống ở đất Sài thành. Sau hơn nửa thế kỷ, anh bạn tôi vẫn nhớ từng góc phố, con ngõ, nhớ những cửa hiệu cao lâu phố Tàu như Hàng Buồm, Hàng Giầy, Tạ Hiện. Nhưng giờ Hà Nội thay đổi nhiều quá. Nhiều đường mới, phố mới đến không nhận ra nổi.
Hà Nội được mở rộng với các tòa nhà cao tầng kiến trúc đẹp, hiện đại, đường sá rộng rãi, quán hàng cũng phong phú, đa dạng hơn, nhưng biển hiệu quảng cáo thì lại lộn xộn, tùy tiện, mạnh ai nấy làm rất thiếu văn hóa. Tất cả chỉ cần miễn đập nhanh vào mắt khách là được. Nhiều tiệm trưng biển toàn tiếng Anh, chẳng hiểu họ kinh doanh thứ gì. Chưa kể, nhiều quán hàng còn nổi tiếng vì theo phong trào “bún mắng, cháo chửi”.
Từng có một chủ quán bún chửi được lên hẳn kênh CNN vì tội chửi mắng thực khách vô lối. Ấy thế mà nhiều người còn tự hào vì ẩm thực xứ mình được lên truyền thông nước ngoài mà không biết tự xấu hổ. Lên báo rồi thì thực khách thậm chí còn kéo đến đông hơn vì tò mò. PGS.TS Hà Đình Đức đã phải kêu lên: “Họ thuộc dạng cối chày ăn lấy được. Có lẽ tai họ chai lỳ rồi”. Còn với những người có lòng tự trọng, họ sẽ không tới quán, hoặc nếu chẳng may đến một lần thì sẽ không quay trở lại. Ở Hà Nội thiếu gì món ăn ngon, thiếu gì nét độc đáo về ẩm thực mà lại đề cập đến “bún mắng, cháo chửi”.
Người Hà Nội nổi tiếng là thanh lịch. Nếu tìm hiểu gốc gác có thể thấy, những chủ quán dạng “bún mắng, cháo chửi” tồn tại thứ văn hóa pha tạp của đô thị thời mở cửa và của người nhập cư. Tất cả những thứ văn hóa theo kiểu phi văn hóa này không biến mất mà càng ngày càng lan rộng một cách kỳ quái, gây tò mò, cũng một phần do lỗi của thực khách. Họ không tẩy chay mà còn coi đó là bình thường. Vậy thì chúng ta cứ hô hào quảng bá văn hóa, quảng bá du lịch, mà ẩm thực là bộ mặt hàng đầu của du lịch để lộn xộn vậy thì công sức truyền thông cũng như muối bỏ bể mà thôi.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.