Chủ nhật, 24/11/2024

Hàng Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang Nga

24/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong 11 tháng năm 2021 đạt 4,97 tỷ USD, tăng 12,07% so cùng kỳ năm 2020, chiếm 0,83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Hàng Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang Nga - Ảnh 1.

Dự báo nhu cầu nhập khẩu cao su của Nga từ Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong 11 tháng năm 2021 đạt 2,92 tỷ USD, tăng 10,62% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 0,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Các mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga gồm: điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 33,48% tổng kim ngạch xuất khẩu); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,28%), hàng dệt may (10,55%).

So cùng kỳ năm 2020, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao gồm: cao-su tăng 323,75%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 80,54%; hạt điều tăng 69,73%; hạt tiêu tăng 49,63%...

Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga giảm như: chè, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, sắt thép...

Còn theo thống kê của Hải quan Liên bang Nga, thương mại song phương Việt-Nga trong 10 tháng năm 2021 đạt 5,62 tỷ USD chiếm tỷ trọng 0,9% trong tổng kim ngạch xuất nhập, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 4,04 tỷ USD, tăng 22%. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga đạt 1,58 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam hiện đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Nga trong số các quốc gia của khu vực Đông Nam Á.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.