Người tiêu dùng ở các quốc gia trên thế giới có thể không để ý đến tình trạng giá mì ống tăng mạnh gần đây. Nhưng riêng Italy, quốc gia xem món ăn này là một phần của bản sắc dân tộc thì giá mì ống tăng vọt là nguyên nhân có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lớn.
Trang Washington Post dẫn tin hầu hết người dân Italy đều mê món mì ống này - ước tính có khoảng 60% người đều ăn mì ống hàng ngày nhưng chi phí trung bình của mặt hàng chủ lực này đã vượt quá 2,2 USD/kg. Ủy ban khủng hoảng Italy hiện đang tiếp tục điều tra các yếu tố gây ra giá mì ống tăng. Liệu giá tăng có phải do chi phí sản xuất tăng hay tác nhân xuất phát từ lòng tham đến từ các công ty và đã trở thành một điểm gây tranh cãi giữa người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp Italy.
"Người tiêu dùng không nên vội đổ lỗi lòng tham của các công ty đang thúc đẩy giá mì ống tăng vọt. Căng thẳng giữa Nga và Ukraime một phần đã đẩy giá lượng thực và năng lượng lên cao", Michele Crippa, Giáo sư khoa học ẩm thực người Italy nhận định.
Ngày 11/5, Chính phủ Italy đã đồng ý mở cuộc họp về cuộc khủng hoảng mì ống nhằm điều tra những lý do đằng sau việc tăng giá mỳ ống – một trong những loại thực phẩm được yêu thích và quan trọng về mặt văn hóa của đất nước.
Ông Adolfo Urso, Bộ trưởng Doanh nghiệp và Sản xuất tại Italy đã chủ trì cuộc họp cùng với các luật sư, những nhà sản xuất mì ống và các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Rome để thảo luận các biện pháp giúp giảm giá mì ống, vốn đã tăng 17,5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê của EU, mức tăng đã cao hơn gấp đôi so với thước đo lạm phát giá tiêu dùng rộng hơn của Italy - ở mức 8,1%. Giá mì ống tăng vọt mặc dù giá lúa mì - thứ nguyên liệu chính - đã giảm trong những tháng gần đây.
Trước tình hình trên, Bộ Doanh nghiệp Italy cho biết nhiều nhà sản xuất đã đảm bảo việc tăng giá mì ống chỉ là tạm thời và nói rằng giá cao là do việc xử lý hàng tồn kho khi chi phí nguyên liệu thô cao hơn. Trong vài tuần nữa, giá sẽ được hạ xuống do chi phí sản xuất đã giảm đáng kể.
Ở một tuyên bố vào tháng trước, ông Furio Truzzi, Chủ tịch của Assoutenti - nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nói rằng đây là vấn đề có ý nghĩa quốc gia. Trung bình một người Italy chỉ tiêu thụ khoảng 23kg mì ống mỗi năm. Trọng lượng tương đương với một kiện hành lý ký gửi tiêu chuẩn được phép mang theo trên chuyến bay thông thường và tính ra chỉ tiêu thụ hơn 60 gam mỗi ngày.
Theo ông Furio Truzzi, mì ống là một trong những món ăn được người Italy yêu thích nhất. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và Ukraine vào tháng 2 năm ngoái đã gây ra "cơn sóng thần" về giá cao đối với một số nguyên liệu thô cần thiết để làm mì ống.
Trong khi đó, Hiệp hội nông dân Italy (Coldiretti) nhấn mạnh giá bán lẻ cao hơn không mang lại doanh thu cao cho người nông dân trồng lúa mì – những người đang phải vật lộn để trang trải chi phí.
Và nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Assoutenti cũng khẳng định trong một tuyên bố giá lúa mì cứng – một loại lúa mì phổ biến đối với các nhà sản xuất mì ống của Italy – đã giảm 30% kể từ tháng 5 năm 2022. Nhóm này cho biết làm mì ống chỉ cần trộn nước với lùa mì, vì vậy giá lúa mì phải tương quan với giá mì ống. Nhưng hiện tại, chi phí nguyên liệu thô bao gồm cả lúa mì cứng đã giảm 30% so với một năm trước đó.
Nhóm nông dân này cũng nói thêm rằng, mặc dù giá lúa mì cứng đều bán với giá chung giá trên khắp Italy - ở mức khoảng € 0,36 cent (39 cent) mỗi kg nhưng giá bán lẻ mì ống rất khác nhau ở các vùng miền khác nhau ở hiện tại.
Theo một phân tích của nhóm bảo về quyền lợi người tiêu dùng Assoutenti, do chính phủ ủy quyền và công bố vào tháng 4, giá trung bình của một hộp mì Ý như Barilla, rigatoni và hoặc mì ống penne một kg - những mặt hàng chủ lực trong tủ của nhiều người Italy đã tăng từ 1,70 € (1,86 USD) lên 2,13 € ($2,33) trong năm tính đến tháng 3. Tuy nhiên, mức tăng giá dao động lớn giữa các khu vực, riêng tỉnh Siena ở Tuscany ghi nhận mức tăng hơn 58%, trong khi Alessandria, ở phía tây bắc của Italy chỉ tăng 4,6%.
Bà Ivana Calò, phát ngôn viên của Unione Italiana Food, đại diện cho các nhà sản xuất thực phẩm cho biết giá mì ống trên kệ chịu ảnh hưởng lớn bởi giá năng lượng, bao bì và hậu cần. Bà Calo khẳng định những nguồn nhập đầu vào này đều đã tăng giá, mặc dù không nói rõ trong khoảng thời gian cụ thể nào.
Theo Tổ Quốc
Những tấm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian trong ngày hết sức sống động khiến khách tham quan thích thú. Chủ nhân những bức ảnh là một nữ doanh nhân, bà có niềm yêu thích chụp mặt trời bất tận.
Nhiều loại thực phẩm nổi tiếng của Malaysia như tôm hùm viên, tàu hủ cá, cá trích sốt cà, đậu sốt cà, mì ăn liền, trà sữa, chocolate, nước ngọt… với giá ưu đãi đang được đồng loạt giới thiệu với người tiêu dùng.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2024 của Ngân hàng Eximbank hôm nay 28/11 đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc thay đổi địa điểm trụ sở chính.
1.571 hộ sống tại quận 8, TP.HCM bị ảnh hưởng bởi dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi sẽ được bồi thường, bố trí tái định cư đến nơi ở mới, "thoát cảnh" sống chung với ô nhiễm trong thời gian dài.
Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, An Giang vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.