Thứ ba, 15/10/2024

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam

06/10/2021 7:00 PM (GMT+7)

Trong giai đoạn đỉnh điểm ảnh hưởng dịch COVID-19, hàng Việt Nam khẳng định vị thế, đảm bảo nguồn cung, góp phần bình ổn giá trên thị trường.

Hàng hóa Việt Nam với những lợi thế giá thành phù hợp với “túi tiền” người tiêu dùng, chất lượng ngày càng cao, mẫu mã đẹp. Cùng đó, độ “phủ sóng” hàng Việt rộng khắp từ các chợ truyền thống, đến các hệ thống phân phối hiện đại với tỷ trọng cao, khoảng 90%. 


Khẳng định vị thế hàng Việt Nam - Ảnh 1.

Khách hàng mua hàng sản xuất trong nước tại Siêu thị LOTTE Mart Cần Thơ.


Kênh phân phối rộng

Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích, ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, cho biết, hầu hết các đồ dùng trong gia đình chị đều là hàng Việt. Từ các loại thực phẩm thiết yếu, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng, hóa phẩm; đặc biệt là hàng may mặc đều là hàng sản xuất trong nước. Với ưu điểm giá cả hợp lý, chất liệu tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… nên gia đình rất yên tâm khi lựa chọn và dùng hàng Việt.

Hàng nội địa đã có mặt trong hầu hết chuỗi siêu thị lớn nhỏ và hàng loạt các cửa hàng tiện lợi. Các mặt hàng thiết yếu do các doanh nghiệp (DN) Việt sản xuất đang đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng và có thể nói phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã trở thành ý thức của nhiều người tiêu dùng trong các kênh bán lẻ từ truyền thống, hiện đại đến các trang thương mại điện tử.

Phát triển nhãn hàng riêng là chiến lược của các nhà bán lẻ, là yếu tố lợi thế cạnh tranh, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn, mua được những sản phẩm chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại nhưng  giá rẻ hơn. Ðây cũng là cơ hội cho các  nhà sản xuất Việt Nam cùng hợp tác để phát triển sản phẩm. Tại các siêu thị, sản phẩm nhãn hàng riêng có giá bán rẻ hơn 5-30% so với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường. Ðặc biệt, nhờ dòng sản phẩm này, các siêu thị chủ động trong việc đảm bảo nguồn hàng, bình ổn giá. Theo Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh - Saigon Co.op, nhãn hàng riêng là “nam châm” giúp hệ thống siêu thị Co.opmart nói riêng và Saigon Co.op nói chung tăng cường sức hút đối với người tiêu dùng và tăng lợi thế cạnh tranh nhờ chính sách chất lượng đảm bảo, ổn định và giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Hiện nay, thương hiệu riêng của Saigon Co.op có mặt ở hầu hết các ngành hàng như lương thực - thực phẩm công nghệ, hóa phẩm, đồ dùng, may mặc… với khoảng 2.000 sản phẩm chia thành 3 dòng: dòng Happy tập trung vào các mặt hàng có công dụng đơn giản với giá thành tiết kiệm, dòng phổ thông Select gồm những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và dòng cao cấp Finest tập trung các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc có chất lượng cao, bảo vệ môi trường hoặc được sản xuất thủ công...

Hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ nổi bật với sản phẩm VinEco (rau, củ, quả sạch công nghệ cao); VinMart Home (bông vải sợi và hóa mỹ phẩm); VinMart Care (thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc cơ thể); VinMart Cook (thương hiệu thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn); VinMart Good (có nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, organic). Hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng đa dạng các sản phẩm hàng nhãn riêng. LOTTE Mart đã có hơn 2.000 sản phẩm hàng nhãn riêng từ thực phẩm, đồ gia dụng, thời trang, điện máy, được chia thành 2 dòng là: Choice L (dòng thông thường) và Choice L Prime (hàng cao cấp). Với sự đầu tư bài bản và quy mô, Choice L được định vị là dòng sản phẩm dành cho gia đình chất lượng cao, không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn mở rộng ra thị trường xuất khẩu. LOTTE Mart cũng cho biết với lợi thế về chất lượng sản phẩm đi kèm giá cả phải chăng và mẫu mã hiện đại, thương hiệu Choice L vẫn tăng trưởng tốt trước tác động của đại dịch COVID-19.

Các chương trình kết nối cung - cầu hàng Việt trong những năm qua tại các địa phương đã làm tốt vai trò là cầu nối giữa sản xuất với các đơn vị phân phối, bán lẻ. Ðặc biệt, từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các siêu thị tập trung phát triển nhãn hiệu nhà phân phối cho các sản phẩm vùng miền, các sản phẩm mùa vụ, sản phẩm truyền thống, sản phẩm tươi sống đặc trưng… đây là giải pháp có lợi thế cạnh tranh cao của các chuỗi siêu thị Việt. Trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, các sản phẩm phòng, chống dịch như khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn, tấm ngăn giọt bắn… sản xuất trong nước là lựa chọn tối ưu của nhiều người tiêu dùng.

Thích ứng tình hình mới

Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Cuộc vận động) trong tình hình mới. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác tuyên truyền; hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước; chú trọng các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam; thúc đẩy sử dụng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và các DN, cơ sở sản xuất trong nước có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng ưa thích. Ðồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, tôn vinh các DN, tổ chức, cá nhân trong nước có nhiều thành tích trong cuộc vận động. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp.

Hơn 10 năm qua, Bộ Công Thương là một trong những đơn vị đóng vai trò quan trọng với thành công của Cuộc vận động đã luôn đồng hành với Ủy ban T.Ư MTTQVN để vận động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ưu tiên dùng hàng Việt Nam và tích cực đầu tư, sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao. Trong giai đoạn 2014-2020, Ðề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện đã đạt được các kết quả quan trọng, hỗ trợ, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Cùng đó, hỗ trợ hệ thống phân phối hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam.

Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai hiệu quả Ðề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án cấp quốc gia để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển công nghệp hỗ trợ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam. Ứng dụng thương mại điện tử mở rộng thị trường, hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng tin cậy, phù hợp với các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa; kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam. Ngoài ra, công bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được để phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Nghiên cứu thành lập các trung tâm/văn phòng xúc tiến thương mại tại địa bàn có đông người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống trên cơ sở cân nhắc thị hiếu, nhu cầu đối với hàng Việt Nam ở nước sở tại…

Hơn 1 năm qua, dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy sức mạnh của hàng Việt và hệ thống phân phối trong nước, nhờ đó thị trường hàng hóa ổn định, không xảy ra  khan hàng, sốt giá, đặc biệt với các mặt hàng thiết yếu, ngay cả trong giai đoạn cao điểm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?