Chủ nhật, 08/09/2024

Khi du khách rút thẻ vàng

26/01/2023 8:00 AM (GMT+7)

Trưa 28 tháng Chạp, gần nơi ở của người viết bài này xe cộ thưa hẳn có lẽ vì nhiều người đã về quê ăn Tết. Tình cờ, người viết nghe được câu chuyện dưới đây trong một tiệm cắt tóc.

Tiệm khá đông khách. Qua cách họ trao đổi với nhau thì dường như họ là hàng xóm xung quanh tiệm. Hai người thợ cắt tóc, trong đó có chủ tiệm, làm việc không ngưng tay. Một người khách đang ngồi trên ghế cắt tóc – trạc 35, 36 tuổi – hào hứng kể năm nay mình phải làm việc đến tận 30 Tết, nhưng bù lại ngày mồng sáu âm lịch cả gia đình sẽ đi du lịch.

Vị khách thứ hai – chắc cùng tuổi với người thứ nhất – đang ngồi chờ hỏi hàng xóm sẽ đi đâu. Vị khách đầu nói nhóm của mình gần 20 cặp cùng con cái sẽ đi Vũng Tàu. Người thứ hai ngay lập tức bảo phải cẩn thận bởi Vũng Tàu đông nghẹt du khách, phòng khách sạn, nhà hàng giá trên trời. Ngoài ra, vì quá đông người, bãi biển chẳng sạch sẽ gì cho cam, không tắm táp được bao nhiêu, trẻ em càng không nên tắm.

Đáp lại, người thứ nhất nói nhóm mình biết hết những chuyện đó nên đã thuê hẳn một biệt thự riêng nhiều phòng ở xa trung tâm thành phố. Bãi biển ở đó sạch, trẻ em, người lớn đều tắm được, người này nói. Hơn nữa, họ chỉ lưu lại một đêm nên chẳng lo gì lắm chuyện “chặt chém”, anh cho biết.

Anh chủ tiệm cắt tóc – cũng trạc tuổi hai người khách – đang chú ý lắng nghe, chen ngang vào câu chuyện. Anh bảo kinh nghiệm của gia đình mình khi du lịch Vũng Tàu là đem theo trên xe tất tần tật những gì cần thiết để đến nơi có đủ mà dùng, không phải mua sắm gì hết, nên khỏi lo “chặt chém”. Vì chỉ lưu lại có một đêm, gia đình anh chuẩn bị được mọi thứ, bắt đầu từ thức ăn ba bữa trong ngày. Thậm chí, anh đem theo cả mấy bình nước uống 20 lít. Do đó, họ gần như không tốn thêm đồng nào ở Vũng Tàu, ngoài tiền chi cho khách sạn.

Dĩ nhiên, không phải khách du lịch Vũng Tàu nào cũng như ông chủ tiệm cắt tóc. Nhưng cách hành xử của anh cũng như hai người khách trên chuyến thăm thành phố biển này một lần nữa đặt ra vấn đề cần suy nghĩ cho Vũng Tàu cũng như mọi địa phương đang là các điểm thu hút du khách, cả trong và ngoài nước. Nói nhẹ đi, hay dùng uyển ngữ, đó là vấn đề “tận thu du khách”. Còn theo cách thẳng ruột ngựa, thì đó là “nạn chặt chém du khách”.

Cứ mỗi dịp lễ Tết, chúng ta lại nghe nhiều người than phiền về vấn đề tận thu này. Ở vài địa phương, chính quyền vào cuộc, đưa ra quy định cho các cơ sở kinh doanh du lịch nhằm chống nạn chặt chém du khách. Nhưng dường như chẳng có tác dụng bao nhiêu.

Đến đây, chúng ta thử nhìn cách làm của các tàu đánh cá bằng lưới cào (còn gọi là ghe giã cào hay tàu lưới kéo) đối với nguồn lợi hải sản. Với những tấm lưới rộng, mắt lưới nhỏ, các tàu này khai thác tận diệt mọi loài hải sản đang sống trong biển. Biển cả mênh mông là thế, nhưng gần như không sinh vật biển nào – từ những loài sống gần mặt biển cho đến đáy biển – có thể thoát khỏi vòng cương tỏa của lưới cào. 

Khi du khách rút thẻ vàng - Ảnh 1.

Năng suất ban đầu của những chiếc ghe cào rất cao. Nhưng đây là cách làm tận diệt vì chỉ khai thác được tại một chỗ một lần hay vài lần rồi thôi. Sau vài lần như vậy, chiếc ghe lại di chuyển đi nơi khác để tiếp tục. Cứ thế, sẽ có ngày biển cả mênh mông của chúng ta chẳng còn lại gì để mà “đánh bắt”.

Có người ví von, vấn nạn “tận thu du khách” trong ngành du lịch giống như cách làm của các ghe đánh cá bằng lưới cào. Tỷ suất lợi nhuận nhờ “chặt chém” du khách, dù chỉ một lần, rất hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng giống như khai thác hải sản bằng lưới cào có năng suất rất cao nhưng chỉ làm được một hay đôi lần rồi thôi, du khách “mang vết sẹo” sau khi “bị chém” sẽ không dám trở lại nữa. 

Cũng đừng cạn nghĩ là có thể tận thu vì du khách chẳng còn lựa chọn nào khác. Du khách cũng khôn ngoan không kém người tiếp đón họ. Ví dụ, nếu không còn lựa chọn “an toàn chặt chém” trong nước, du khách Việt sẽ du lịch nước ngoài. Hiện nay, không hiếm người Sài Gòn chọn du lịch Thái, Mã, Sing. Nếu biết cách, chuyến đi của họ có khi còn rẻ hơn đi Hà Nội.

Về lâu về dài, cần nhìn nhận nghiêm túc hơn tác hại của việc “chặt chém du khách”. Người Việt có câu “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày làng”. Cách đối xử đẹp hay xấu đối với du khách, trong lẫn ngoài nước, đều lan tỏa rất xa. Nổi danh vì đẹp sẽ có thêm du khách. Ngược lại, du khách sẽ tránh xa.

Trở lại với câu chuyện ghe cào trong đánh bắt hải sản. Chính cách “chơi xấu” của những chiếc ghe này đã góp phần làm cho ngành thủy sản Việt Nam nhận “thẻ vàng” từ “du khách Liên hiệp châu Âu” (EU) đến nay còn chưa gỡ được. Thẻ vàng này đã ảnh hưởng rất xấu đến xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang EU.

Cần nhận thức rằng nhận xét và cách đối phó của các những du khách trong tiệm hớt tóc nói trên có thể là manh nha ban đầu cho thẻ vàng không chính thức dành cho ngành du lịch Việt Nam.

Thẻ vàng, vẫn còn may mắn. Vì chỉ mới cảnh báo, cảnh cáo. Nếu rút thẻ đỏ thì nguy. Nhưng nguy hại hơn nữa là không rút thẻ, không có ý kiến gì. Một lần đến, lần sau không trở lại. Cần sớm tỉnh thức ngay thôi.

Theo Kinh tế Sài Gòn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp điện đau đầu vì… than đắt, nước cạn

Doanh nghiệp điện đau đầu vì… than đắt, nước cạn

Sau quý đầu năm kinh doanh không mấy khả quan, các doanh nghiệp ngành điện lại phải đối mặt với nhiều thử thách trong quý II/2024 khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh.

'Kẻ khóc người cười' trước việc giảm lệ phí trước bạ: Người 'vỡ òa' khi tiết kiệm gần 60 triệu, người 'hụt hẫng' vuột mất

'Kẻ khóc người cười' trước việc giảm lệ phí trước bạ: Người 'vỡ òa' khi tiết kiệm gần 60 triệu, người 'hụt hẫng' vuột mất

Sau khi có thông tin chính thức về việc giảm lệ phí trước bạ trong 3 tháng, một bộ phận người tiêu dùng xuất hiện những phản ứng trái chiều. Người thì sung sướng vì "đã không bõ công chờ", người tiếc hùi hụi vì đã lỡ làm xong các thủ tục.

Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn ngại thua lỗ

Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn ngại thua lỗ

Xuất khẩu gạo tăng cao, giá tốt nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gạo lại tương đối ảm đạm trong nửa đầu năm 2024 và lo ngại tiếp tục thua lỗ cuối năm nay, vì sao?

Lối kinh doanh bất nhẫn

Lối kinh doanh bất nhẫn

Bỏ hàng trăm triệu đồng mua chó và huấn luyện để cung cấp dịch vụ chụp hình với chó có thu phí là kiểu kinh doanh tự phát nhưng tồn tại nhiều năm nay tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng). Vấn đề là người ta đang ngó lơ quyền lợi cần có của động vật - một lối kinh doanh bất nhẫn.

Một đồng ngân sách phải thu hút 10 đồng đầu tư xã hội

Một đồng ngân sách phải thu hút 10 đồng đầu tư xã hội

Theo TS Trần Du Lịch, TP.HCM cần phải nỗ lực phát triển giống như thời kỳ 2006 - 2010, tức là một đồng ngân sách sẽ huy động được 10 đồng đầu tư xã hội.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan rất đắng lòng khi thăm vườn điều

Bộ trưởng Lê Minh Hoan rất đắng lòng khi thăm vườn điều

Khi thăm vườn điều ở Bình Phước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã hỏi tại sao bà con nông dân lại đốn cây điều để trồng sầu riêng và nhận được câu trả lời mà ông thấy “rất đắng lòng”.