Thứ bảy, 20/04/2024

Không dễ từ bỏ cách mua sắm trực tiếp

06/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, mua sắm tại các cửa hàng trực tiếp không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhiều người mà còn là cách để họ hưởng cảm giác giao tiếp, được trải nghiệm không gian mua sắm.

Không dễ từ bỏ cách mua sắm trực tiếp  - Ảnh 1.

Người dân mua sắm hàng hóa tại siêu thị Vinmart trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ ngành bán lẻ trong suốt hai năm vừa qua. Tuy vậy, nếu người tiêu dùng liên tục chứng kiến sự “bùng nổ” của kênh trực tuyến (online) trong giai đoạn dịch phức tạp, thì sau đó sự “thèm khát” được trải nghiệm mua sắm trực tiếp (offline) lại hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng mới cho lĩnh vực này.

COVID làm thay đổi cách mua sắm

Năm 2019, anh Đỗ Huy Long (quận Hoàng Mai) mở một siêu thị mini bán tại nhà. Làm ăn thuận lợi, khách hàng cũng rất đông nên sau một thời gian anh lên kế hoạch để mở thêm địa điểm mới để phân phối các mặt hàng nông sản truyền thống.

Tuy nhiên, cơn bão COVID-19 ập đến khiến việc kinh doanh đảo lộn, nhân viên không bám trụ được mà liên tục phải tuyển mới, hàng hóa vận chuyển khó khăn, “nay về mai thiếu” ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh.

“Trong giai đoạn giãn cách vừa qua do dịch bệnh khiến cửa hàng phải tạm dừng hoạt động và chờ để chuyển sang mô hình mới,” anh Long buồn rầu nói.

Cũng như anh Long, nhiều tiểu thương bán hàng truyền thống đã gặp không ít khó khăn khi dịch bệnh tác động đến chuỗi cung ứng, trong khi người mua và người bán không thể giao dịch trực tiếp, còn việc giao hàng theo đơn nhỏ lẻ cũng bị hạn chế.

Chị Thu Hương, chủ một cửa hàng tạp hóa tại quận Hai Bà Trưng thông tin khi khu phố phải thực hiện phong tỏa do có ca F0, việc bán hàng gần như không thể.

Mặc dù cửa hàng đã chuyển nhanh việc kết nối qua mạng xã hội và Facebook để giao dịch được thuận tiện hơn, song ngặt nỗi là không có shipper để giao hàng. Do đó, thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, việc buôn bán làm ăn không thuận lợi, cửa hàng phải tạm nghỉ để tránh bị thua lỗ.

“Dịch bệnh đã làm thay đổi cả cách mua và bán hàng, nếu không thích ứng được chắc chắn sẽ phải đóng cửa,” chị Hương băn khoăn.

Mua sắm trực tiếp vẫn giữ vị thế

Có thể thấy, dịch bệnh làm xáo trộn toàn bộ hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như việc trao đổi hàng hóa, song có một điều tưởng chừng trái ngược trên thị trường bán lẻ trong gần 2 năm qua, đó là dịch bệnh không khiến các thương hiệu thu hẹp kinh doanh mà ngược lại còn chứng kiến liên tiếp những đợt sóng của các thương hiệu có tầm nhìn tốt.

Một trong những thương hiệu rầm rộ nhất là MUJI. Cuối năm 2020, ông lớn Nhật Bản khai trương cửa hàng flagship đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, MUJI “lấn sân” ra miền Bắc với một cửa hàng diện tích 2.000m2 - một trong những cửa hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Trung tâm thương mại Vincom Center Metropolis, Hà Nội.

Trong khi Vinatex - một doanh nghiệp hàng đầu ngành Dệt may Việt Nam cũng tiếp tục củng cổ các điểm bán lẻ thời trang tại thị trường nội địa.

Không dễ từ bỏ cách mua sắm trực tiếp  - Ảnh 2.

Trải nghiệm mua sắm trực tuyến. (Ảnh: TTXVN)


Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, xu hướng nở rộ của online là tất yếu nhưng cách mua sắm này cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết.

"Mua hàng online thiếu đi một trải nghiệm quan trọng nhất trong mua sắm, đó là được cầm, nắm, được thử tận tay một sản phẩm, được tư vấn để chọn sản phẩm phù hợp, ưng ý nhất," vị chuyên gia này nói.

Quan trọng hơn, theo ông Thịnh, mua sắm tại các cửa hàng trực tiếp không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhiều người mà còn là cách để họ hưởng cảm giác giao tiếp, được trải nghiệm không gian mua sắm - điều mà lĩnh vực online không thể có.

Với những điểm nhấn này nên nhiều doanh nghiệp vẫn liên tục mở rộng thêm địa điểm và diện tích bán hàng và điều quan trọng tạo nên sự khác biệt chính là phương thức bán hàng liên tục đổi mới, hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông, cho biết nhiều năm qua Công ty mẹ là Saigon Co.op (đơn vị quản lý mạng lưới siêu thị Co.opmart, Co.op Food, Co.opXtra…) có chính sách ưu tiên mua hàng, bố trí diện tích, vị trí trưng bày, truyền thông, khuyến mại… dành cho hàng Việt Nam.

Ngoài ra, Saigon Co.op còn phối hợp với các địa phương hỗ trợ vốn, kỹ thuật để doanh nghiệp đầu tư sản xuất các mặt hàng chất lượng cao cung ứng cho hệ thống.

Trong khi đó, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết Tập đoàn chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trong hệ thống tập trung phát triển thị trường nội địa, định hướng phát triển mạnh những thương hiệu cũ vốn đã có lợi thế trong tâm thức người tiêu dùng Việt.

Song song với đó là đầu tư vào các khâu thiết kế, marketing để phát triển những thương hiệu mới cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng chung hiện nay, đẩy mạnh các kênh phân phối rộng khắp và đầu tư thêm về cơ sở thông tin cho kênh thương mại điện tử…

Đây cũng là lý do khiến doanh nghiệp không chỉ “vượt bão” dịch thành công mà còn duy trì tăng trưởng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, song tốc độ phát triển của các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn tăng nhanh.

Đơn cử, Saigon Co.opmart mở được hơn 100 siêu thị trên toàn quốc, nâng tổng số điểm bán lẻ của thương hiệu này lên gần 1.000 điểm; Vincommerce đã mở được 123 siêu thị Vinmart và khoảng 2.600 cửa hàng Vinmart+, Bách hóa xanh với gần 2.000 cửa hàng, hệ thống của BRG Retail là khoảng 100 siêu thị, cửa hàng…

Như vậy, bất chấp “bóng đen” COVID-19 và sự bùng nổ của làn sóng online, các động thái của doanh nghiệp này cho thấy thị trường Việt Nam vẫn đầy tiềm năng và hấp dẫn.

Hơn nữa, các chuyên gia cũng tin rằng tương lai vị thế dẫn đầu ngành bán lẻ sẽ thuộc về những tổ chức có tầm nhìn, khả năng đột phá thay đổi tư duy cũ và thúc đẩy thiết kế môi trường trải nghiệm hướng đến khách hàng.

“Luôn luôn đổi mới theo hướng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn, tạo niềm tin nhiều hơn là xu hướng tất yếu của quá trình đổi mới và phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có bán lẻ - một ngành kinh tế quan trọng của mọi đất nước,” ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phát huy thành công và hiệu ứng tích cực năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục triển khai chuỗi chương trình thực tế “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng” năm 2024 dành cho bà con nông dân, các đại lý đồng hành.

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Mảng điện thoại, công nghệ đã bão hòa, đụng thêm kinh tế khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop đang chuyển hướng và dồn lực vào mảng chăm sóc sức khỏe. Tổng quy mô thị trường này được dự báo lên tới 21 tỷ USD.

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Vài ngày gần đây, giá trứng gia cầm, nhất là trứng gà bán lẻ tại nhiều siêu thị giảm sâu. Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị cho thấy hệ thống siêu thị nào cũng đồng loạt giảm giá mặt hàng thiết yếu này.