Thứ sáu, 26/04/2024

Kịch bản nào cho các nước đang phát triển châu Á nếu giá dầu lên 200 USD

08/07/2022 7:10 AM (GMT+7)

Theo ông Marcel Schröder, Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cuộc xung đột tại Ukraine đã làm gia tăng sự biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu, có khả năng gây ra cú shock giá dầu.

Kịch bản nào cho các nước đang phát triển châu Á nếu giá dầu lên 200 USD - Ảnh 1.

Một cơ sở bơm dầu tại Izhevsk, Nga. Ảnh: Reuters

Theo ông Marcel Schröder, Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cuộc xung đột tại Ukraine đã làm gia tăng sự biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu, có khả năng gây ra cú shock giá dầu.

Giá dầu chạm ngưỡng 200 USD không phải là không thể

Vào thời điểm cuộc xung đột Nga Ukraine khởi phát, giá dầu thô đã chạm mốc 130 USD / thùng vào tháng 3/2022 – mức cao nhất kể từ năm 2008. Tiếp đó tới tháng 4, giá dầu tụt xuống ngưỡng 100 USD/thùng trước khi tăng trở lại 120 USD khi Liên minh Châu Âu cấm vận một phần dầu Nga vào tháng 5.

Trong bối cảnh chiến sự vẫn diễn biến phức tạp, một số người lo ngại giá dầu thậm chí có thể tăng vọt lên 200 USD/thùng trong những tháng tới. Nếu điều này thành sự thực, tác động kinh tế đối với những nước đang phát triển tại châu Á sẽ rất đáng kể.

Nhiều tổ chức lớn, bao gồm cả ADB, đều đưa ra dự đoán giá dầu năm 2022 sẽ cao hơn đáng kể so với năm 2021. Tuy nhiên, các nhận định này không đưa ra dự đoán 200 USD/thùng do xác suất của việc một cú shock đột ngột đối với nguồn cung dầu toàn cầu là không cao. Nguyên nhân cho việc này tới từ quyết định loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm 2022 của EU, từ đó dẫn tới chuyển đổi có kiểm soát sang các nguồn cung thay thế mà vẫn giữ được giá cả ổn định, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng xảy ra cú shock nguồn cung dẫn đến giá dầu tăng vọt lên tới 200 USD/thùng, ví dụ như sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine dẫn tới lệnh cấm dầu ngay lập tức của EU. Trên hết, các quốc gia xuất khẩu dầu lớn khác cũng không thể lấp đầy khoảng trống 3,5 triệu tới 7 triệu thùng trong 1 ngày mà Nga để lại trong ngắn hạn.

Ví dụ như Arab Saudi – một trong các nước xuất khẩu dầu hàng đầu trên thế giới – cũng chỉ đồng ý tăng nguồn cung thêm 200.000 thùng/ngày. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ lại thể hiện thái độ miễn cưỡng bất chấp giá dầu toàn cầu đang vượt mốc 100 USD/thùng do gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tăng. Về phía Nga, việc chuyển hướng dầu sang nước thứ 3 lại đang gặp nhiều thách thức về hậu cần.

Nếu kịch bản này thực sự xảy ra, mức giá 200 USD hoàn toàn có thể xảy ra. Mức đỉnh trước đó thiết lập vào tháng 6/2008 là 140 USD, tương đương với hơn 180 USD nếu quy đổi theo tỷ giá hiện tại. Trên hết, mức đỉnh này hoàn toàn chỉ được gây ra bởi sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng chứ chưa bao gồm các rắc rối địa chính trị như hiện tại.

Kịch bản nào cho các nước đang phát triển châu Á nếu giá dầu lên 200 USD - Ảnh 2.

Nếu giá dầu chạm ngưỡng 200 USD, các tác động kinh tế lên các nước đang phát triển tại châu Á sẽ rất đáng kể. Ảnh: ssek

Các kịch bản khi giá dầu đạt 200 USD/thùng

Tác động của cú sốc giá dầu 200 USD có thể dao động từ nhỏ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào bản chất của kịch bản và các tác động kích thích liên quan của nó. Trong trường hợp ảnh hưởng nhẹ, thế giới sẽ chỉ ghi nhận một cú sốc giá dầu ngắn hạn vào nửa cuối năm 2022 mà không kèm theo tác động đáng kể nào. Tăng trưởng GDP trong khu vực châu Á sẽ hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi lạm phát tăng tới ngưỡng 4,6% trong năm 2022 rồi giảm xuống 2% vào năm 2023.

Tuy nhiên, điều có khả năng xảy ra cao hơn là chiến sự leo thang cùng một cú shock giá dầu gây ra những tác động thứ cấp nghiêm trọng.

Khả năng đầu tiên sẽ là gia tăng kỳ vọng lạm phát dẫn tới thắt chặt chính sách tiền tệ bổ sung, từ đó gây ra suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và tâm lý kinh doanh. Theo kịch bản này, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ chậm lại rõ rệt xuống còn 3,8% vào năm 2022, thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với mức cơ bản. Vào năm 2023, tốc độ tăng trưởng tăng lên 4,5% nhưng vẫn thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với mức cơ bản. Lạm phát toàn phần sẽ còn tăng cao hơn lần lượt lên 5,3% và 3,4% trong năm nay và năm sau.

Ở một kịch bản khác, kỳ vọng lạm phát cao hơn cùng việc thắt chặt các chính sách tiền tệ cũng như các lo ngại suy thoái kinh tế sẽ dẫn tới tình trạng hỗn loạn trong nền tài chính toàn cầu đầu năm 2023. Các nước đang phát triển ở châu Á sẽ chỉ tăng trưởng 2,3% vào năm 2023, trong khi nhóm 3 nước và một số nền kinh tế trong khu vực có sự suy giảm. Theo kịch bản này, mức GDP vào cuối năm 2023 sẽ thấp hơn khoảng 4% so với mức cơ sở, tức là khoảng 2/3 quy mô của cú sốc COVID-19 vào năm 2020.

Để ngăn chặn và giải quyết các vấn đề này trong ngắn, trung và dài hạn, các chính phủ sẽ cần quyết liệt hơn nữa. Trong ngắn hạn, chính phủ có thể giúp giảm thiểu tác động của giá dầu cao bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như đề ra các chính sách giúp giảm nhập khẩu nhiên liệu xăng dầu.

Trong trung hạn, các chính phủ nên thực hiện các cải cách về giá và trợ cấp trong lĩnh vực năng lượng để có thể giải phóng các nguồn lực hỗ trợ cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất bởi giá năng lượng cao. Cuối cùng là về lâu dài, an ninh năng lượng cần được tăng cường bằng cách đa dạng hóa nguồn cung khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các nguồn năng lượng carbon thấp hoặc bằng không, đồng thời thúc đẩy và đầu tư vào điện hóa phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.