Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về lượng kiều hối trong năm 2021.
Lượng kiều hồi về Việt Nam trong năm nay ước tính ở mức 18,1 tỷ USD, cao hơn mức 17,2 tỷ USD năm 2020, khi Việt Nam xếp thứ 11 thế giới về lượng kiều hối.
Tổng kiều hối về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình tăng 7,3%, lên mức 589 tỷ USD trong năm 2021. Sự phục hồi này cao hơn mức ước tính trước đó và duy trì xu thế vững chắc của năm 2020, khi kiều hối chỉ giảm 1,7% dù đại dịch COVID-19 đã kéo nền kinh tế thế giới vào suy thoái.Kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình (trừ Trung Quốc) được kỳ vọng sẽ vượt tổng giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cộng lại trong năm thứ hai liên tiếp.
Bất chấp dịch COVID-19, lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2021 tăng mạnh. Ảnh minh họa
Ông Michal Rutkowski, Giám đốc Toàn cầu của WB về An sinh xã hội và Việc làm, cho biết dòng kiều hối từ người di cư đã cùng các chương trình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt của chính phủ giúp đỡ nhiều gia đình gặp khó khăn kinh tế do đại dịch COVID-19. Do đó, các quốc gia cần có chính sách tạo điều kiện cho dòng kiều hối được trở về để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Các nhân tố đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của kiều hối toàn cầu bao gồm quyết tâm giúp đỡ gia đình kịp thời của người di cư. Cùng với đó là sự phục hồi kinh tế ở châu Âu và Mỹ nhờ lực đẩy từ các gói kích thích tài khóa và chương trình hỗ trợ việc làm.
Chủ tịch KNOMAD Dilip Ratha cho rằng các quốc gia cần mở rộng quyền tiếp cận tài khoản ngân hàng và dịch vụ chuyển tiền cho người di cư nếu muốn dòng kiều hối tiếp tục tăng trưởng, đồng thời bảo vệ để họ không bị trả lương quá thấp và đảm bảo cho họ khả năng tiếp cận vaccine.
Kiều hối được dự báo sẽ tăng 2,6% trong năm 2022. Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và kiều hối nói riêng ở quy mô toàn cầu là việc số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại và các biện pháp hạn chế đi lại được tái lập.
Bên cạnh đó, việc chấm dứt các chương trình kích thích tài khóa và hỗ trợ việc làm khi nền kinh tế phục hồi cũng có thể làm giảm lượng kiều hối.
Trước đó, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, trong 9 tháng năm 2021, lượng kiều hối đổ về thành phố đạt 5,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây được xem là con số tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu trong hai năm gần đây.
Dự kiến, trong năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP.HCM sẽ cao hơn so với năm 2020 (6,1 tỷ USD) từ 10-12%.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, thị trường kiều hối chính trong 9 tháng năm nay chủ yếu vẫn là Mỹ, Australia, Canada, châu Âu...
Các nhà đầu tư tiền mã hóa đang đặt cược rằng hàng loạt chiến thắng chính sách được mong đợi từ lâu - dự kiến sẽ được thông qua vào tuần tới - có thể mở đường cho dòng vốn mới đổ vào lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Bitcoin đã vọt lên gần 112.000 USD vào cuối ngày thứ Tư 9/7 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận, cùng với lực mua đều đặn từ các tổ chức tài chính, khi giới tài chính truyền thống dần chấp nhận đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Nếu bạn vẫn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhưng lo lắng rằng mình đã “quá tuổi”, thì đây chính là lời khẳng định bạn cần: Hãy bắt đầu ngay bây giờ, không có thời điểm nào tốt hơn — bất kể bạn bao nhiêu tuổi, theo Entrepreneur.
Các nhà đầu tư tiền mã hóa đang đặt cược rằng hàng loạt chiến thắng chính sách được mong đợi từ lâu - dự kiến sẽ được thông qua vào tuần tới - có thể mở đường cho dòng vốn mới đổ vào lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Bitcoin đã vọt lên gần 112.000 USD vào cuối ngày thứ Tư 9/7 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận, cùng với lực mua đều đặn từ các tổ chức tài chính, khi giới tài chính truyền thống dần chấp nhận đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Nếu bạn vẫn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhưng lo lắng rằng mình đã “quá tuổi”, thì đây chính là lời khẳng định bạn cần: Hãy bắt đầu ngay bây giờ, không có thời điểm nào tốt hơn — bất kể bạn bao nhiêu tuổi, theo Entrepreneur.