Thời gian qua, sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách "khủng" trong cao điểm hè. Bởi vậy, sân bay thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc, thiếu phương tiện taxi, xe công nghệ phục vụ. Tuy nhiên, nhiều khách vẫn không "mặn mà" với xe buýt mà chấp nhận chen nhau đợi đón taxi hay bắt xe công nghệ.
Ghi nhận của PV, TP.HCM hiện đang chỉ có một tuyến xe buýt 152 ra vào sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng tuyến này cũng đang "ế" khách và hầu hết không được người dân lựa chọn để làm phương tiện di chuyển ra sân bay. Để cải thiện tình trạng này, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) đang nỗ lực tìm nhiều giải pháp.
Đa số hành khách đi máy bay đa số không mặn mà với xe buýt. Họ chấp nhận chọn taxi, xe công nghệ dù giá cước cao hơn gấp nhiều lần. Những ngày cao điểm, mưa gió không đón được các xe kia thì mới nhiều người đi xe buýt chứ ngày thường thì trên xe buýt chỉ lác đác vài hành khách.
Bà Phạm Thị Hà (52 tuổi, ngụ quận 3) chia sẻ lý do chọn xe công nghệ thay vì xe buýt để về nhà là vì sợ kẹt xe. "Nói chung, xe buýt sân bay mới, sạch sẽ, máy lạnh mát… Tuy nhiên, xe buýt thường xuyên tắc đường nên tôi sợ trễ giờ, kẹt xe. Với lại, xe buýt 152 không có trạm đi qua nhà tôi. Muốn đi xe này tôi phải xuống trạm gần nhà rồi bắt xe trung chuyển hoặc gọi người nhà đón rất mất thời giờ".
Trước tình trạng tuyến xe buýt sân bay đang "ế khách", cơ quan quản lí đang đề ra nhiều giải pháp để thu hút hành khách. Bởi lẽ, xe buýt là phương tiện có thể giúp giải phóng lượng hành khách lớn, đặc biệt vào khung giờ cao điểm nhiều chuyến bay cùng hạ cánh.
Ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng vận tải Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) cho biết, trước đây ở sân bay có 2 tuyến buýt 152 và 109 tuy nhiên tuyến 109 trước đó tạm ngưng do dịch Covid. Về phương án mở rộng xe buýt, theo ông Hải, đúng là hiện nay chỉ có 2 tuyến xe buýt từ khu vực sân bay vào trung tâm. Do đó, Sở GTVT đang nghiên cứu mở rộng các tuyến xe buýt, trước mắt những tuyến có hành trình ngay khu vực sân bay, sau đó có thể có những tuyến ra bến xe miền Đông, miền Tây.
"Ngoài ra chúng tôi đang nghiên cứu xem xét có tuyến xe buýt nhỏ trung chuyển từ sân bay ra khu vực lân cận như siêu thị, công viên từ đó hành khách có thể đón các phương tiện khác dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực cho khu vực sân bay trong giờ cao điểm", ông Hải chia sẻ.
Được biết, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cũng điều chỉnh điểm đón xe buýt tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất để thuận tiện hơn cho hành khách.Theo đó, khu vực đón xe buýt tại làn B ga quốc nội sẽ được dời từ vị trí cũ (B17-B20) đến vị trí mới (B06-B09). Tại vị trí mới này, hành khách sau khi xuống máy bay có thể dễ dàng di chuyển sang nơi đón xe buýt, không phải kéo hành lý đi xa.
Ngoài ra, đơn vị này cũng điều chỉnh biểu đồ chạy tuyến xe buýt sân bay số 152 (khu dân cư Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất) phù hợp với nhu cầu đi lại thực tế của hành khách. Cụ thể, chuyến đầu tiên xuất bến lúc 5 giờ 15, chuyến cuối cùng xuất bến lúc 22 giờ. Thời gian vận hành một chuyến khoảng 50 - 55 phút. Thời gian giãn cách mỗi chuyến từ 12 - 30 phút.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cho biết ngày 19/8, tuyến xe buýt không trợ giá 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) cũng sẽ được khôi phục, vận chuyển 110 chuyến/ngày, thời gian hoạt động từ 5 giờ 45 đến 23 giờ 40 mỗi ngày, phục vụ người dân di chuyển ra khỏi sân bay.
Ngoài ra, lộ trình tuyến xe buýt có trợ giá số 103 (bến xe Chợ Lớn - bến xe Ngã Tư Ga) sẽ được điều chỉnh để ra vào sân bay rước khách, hoạt động từ 5 giờ 30 đến 18 giờ 30 mỗi ngày, với khoảng 12-20 phút sẽ có một chuyến.
Ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Hành khách Liên tỉnh và Du lịch TP.HCM cho rằng cơ quan chức năng cần có kế hoạch nghiên cứu làm xe buýt trung chuyển từ sân bay ra công viên Hoàng Văn Thụ, trung tâm chợ Bến Thành, hoặc công viên 23/9. Nên ưu tiên xe buýt trung chuyển ra Công viên Hoàng Văn Thụ vì trong bán kính gần, hoạt động 24/24h, từ đây sẽ vận chuyển hành khách đi ra các trạm theo nhu cầu của hành khách vào trung tâm hoặc ra các bến xe…
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.