Thứ sáu, 29/03/2024

Làm gì để nông sản lên tới cửa khẩu không phải quay đầu?

20/11/2022 5:42 AM (GMT+7)

Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cần liên tục cập nhật yêu cầu kiểm dịch, bao bì, nhãn mác… từ hải quan Trung Quốc và các cơ quan chức năng để tránh tình trạng nông sản lên tới cửa khẩu lại phải quay đầu vì không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu.

Tại diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Tổ điều hành 970 của Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức sáng 19/11, ông La Vân Phi - Chủ tịch Công ty Đại Dương Seed - cho biết, yêu cầu kiểm dịch nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng sang Trung Quốc ngày càng khắt khe và liên tục bổ sung.

Ông Phi khuyến cáo DN xuất khẩu (XK) lúa gạo Việt Nam cần liên tục cập nhật yêu cầu kiểm dịch, bao bì, nhãn mác… từ hải quan Trung Quốc và các cơ quan chức năng để tránh tình trạng nông sản lên tới cửa khẩu lại phải quay đầu vì không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu.

Cũng theo đại diện DN này, tuy các sản phẩm cao cấp đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhưng sản phẩm lúa gạo phổ thông vẫn chiếm nhu cầu chính trong thị phần tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Do đó, các DN cần nghiên cứu để phát huy thế mạnh từng nhóm sản phẩm theo từng phân khúc khác nhau để chinh phục thị trường tỷ dân này.

Tiến sĩ Lê Quý Kha - Công ty Cổ phần Đại Thành - khẳng định, thị trường Trung Quốc đang ngày càng khó tính, nếu không lồng ghép các giải pháp sinh học đồng bộ, sẽ khó có cửa vào thị trường này.

Cùng với đó, phong trào “đồng ruộng không dấu chân”, với các sản phẩm máy móc như máy bay không người lái, máy sạ cụm... là xu thế không thể đảo ngược. “Thực tế, đầu tư máy móc mang lại lợi nhuận cao hơn hàng chục lần so với làm thủ công truyền thống” – ông Kha nói.

Làm gì để nông sản lên tới cửa khẩu không phải quay đầu? - Ảnh 2.

Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng ĐBSCL.

Khó khăn nhất là liên kết

Ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang - cho rằng, câu chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa hiện nay ở ĐBSCL.

Trong khâu thanh toán thu mua lúa nguyên liệu, DN có tiền, có tài khoản nhưng không thanh toán được cho nông dân vì họ chưa quen với ngân hàng số. Còn nông dân vẫn có tâm lý muốn nhận tiền mặt ngay sau khi bán lúa, buộc DN phải mang theo số tiền lớn, dễ rủi ro...

Theo ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa DN và người dân tại địa phương không nhiều, đa phần DN thu mua thông qua trung gian như thương lái, rồi xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lúa gạo số lượng ít nhưng giá cao hơn so với thị trường.

Vì vậy, ông Nghiêm đề xuất Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương định kỳ công bố giá lúa tươi, lúa khô trong vụ thu hoạch để các đơn vị thu mua và nông dân tham khảo. Qua đó, tránh được sự nhiễu loạn trong thị trường, cũng như tạo dựng niềm tin giữa DN và nông dân.

Làm gì để nông sản lên tới cửa khẩu không phải quay đầu? - Ảnh 4.

Năm 2022, vùng ĐBSCL sản xuất hơn 3,8 triệu ha lúa, năng suất đạt hơn 6,2 tấn/ha, sản lượng 23,7 triệu tấn. Ảnh: CK

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn

Ông Nguyễn Văn Đoan - Trưởng Văn phòng phía Nam, Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT - cho biết, diện tích sản xuất lúa tại ĐBSCL từ 4,3 triệu ha năm 2015 đến nay đã giảm xuống còn 3,8 triệu ha, sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là do chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái, nuôi thủy sản. Mặc dù diện tích trồng giảm nhưng giá trị lại tăng, nguyên nhân là do các giống lúa chất lượng cao, đặc sản, tỷ lệ gạo chất lượng cao đạt gần 50%.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo XK 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm là 408 USD/tấn, tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế XK gạo.

Trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao. Các DN XK cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. Nếu duy trì sản lượng XK trên 400.000 tấn/tháng trong hai tháng cuối năm, XK gạo năm 2022 có thể đạt từ 6,8 đến 7 triệu tấn.

XK gạo 10 tháng năm 2022 đạt 6,085 triệu tấn, trị giá 2,945 tỷ USD, tăng 17,42% về số lượng và tăng 7,64% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Dự kiến kế hoạch năm 2023, ĐBSCL sản xuất hơn 3,8 triệu ha lúa, năng suất hơn 6,2 tấn/ha và sản lượng hơn 24,2 triệu tấn. Đứng đầu là tỉnh Kiên Giang với 710.000ha, tiếp đến là An Giang 622.000ha, Long An 511.000ha, Đồng Tháp 492.000ha, Sóc Trăng 334.000ha…

Theo Tiền Phong


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.