Thứ năm, 25/04/2024

Lạm phát giúp giảm nợ công?

16/05/2022 5:00 PM (GMT+7)

Lạm phát là nỗi lo của nhiều nước nhưng đồng thời cũng là vị cứu tinh giúp làm giảm tỷ lệ nợ công của những nước này.

Một số nước châu Âu có tỷ lệ nợ công/GDP rất cao, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Anh, có khả năng sẽ sớm xóa được mức tăng nợ công trong những năm qua khi họ cần tung tiền ra chống chọi với đại dịch Covid-19, đưa mức nợ công về dưới mốc năm 2019. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cảnh báo không nên lạm dụng tình huống này bởi nó có thể gây ra hiệu ứng ngược một khi lạm phát không sớm được kiểm soát.


Lạm phát giúp giảm nợ công? - Ảnh 1.

Lý do lạm pháp làm giảm nợ công tính trên GDP là do tăng trưởng GDP hàng năm thì có khử lạm phát, nhưng con số GDP hay GDP đầu người thì không. GDP danh nghĩa có cả lạm phát có thể tăng rất mạnh, ví dụ một nước có mức tăng trưởng GDP chỉ 5% nhưng kèm theo lạm phát 10% sẽ chứng kiến GDP danh nghĩa của mình tăng đến 15%. Trong khi đó con số nợ công cũ sẽ giữ nguyên; nợ mới do lãi suất còn thấp nên chưa tăng gì đáng kể. Vì thế tỷ lệ nợ công tính trên GDP sẽ giảm nhanh; lạm phát càng cao, tỷ lệ này càng giảm.

Theo tờ Wall Street Journal, tính đến cuối năm ngoái, tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ giảm xuống còn 123% so với mức 136% vào giữa năm 2020 cho dù nước này đã nới trần nợ công lên nhiều lần. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ tuốc tế (IMF), chỉ tính riêng năm 2021, lạm phát giúp giảm tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ đến 5 điểm phần trăm; còn tỷ lệ này vào năm sau sẽ giảm đến 12 điểm phần trăm so với dự báo trước đây của IMF.

Ở Hy Lạp, nước từng có cuộc khủng hoảng nợ công suýt nữa đã làm khu vực sử dụng đồng euro tan vỡ, tỷ lệ nợ công đến 212% vào năm 2020, nay dự báo sẽ giảm còn 185% vào cuối năm nay, bằng với mức ghi nhận vào năm 2019. Chuyện giảm tỷ lệ nợ công như thế là do tốc độ GDP danh nghĩa của Hy Lạp tăng mạnh đồng thời lãi suất vẫn còn thấp duy trì từ thời giải cứu khỏi hệ lụy của khủng hoảng nợ công năm nào.

Câu chuyện cũng diễn ra tương tự như thế ở Cyprus và Bồ Đào Nha. IMF dự báo đến năm 2024 tỷ lệ nợ công của Bồ Đào Nha sẽ thấp hơn mức năm 2019, còn ở Cyprus tỷ lệ này vào năm 2024 sẽ xuống còn 87%, mức thấp nhất kể từ năm 2012. Ở Anh, tỷ lệ nợ công/GDP dự báo sẽ giảm còn 83% vào năm sau, tức thấp hơn mức 2019 và giảm mạnh so với mức 103% vào năm 2020.

Nhìn chung lạm phát năm ngoái giúp giảm tỷ lệ nợ công/GDP chừng 1,8 điểm phần trăm ở các nước phát triển và chừng 4,1% ở các nước đang phát triển, trừ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, những người mua trái phiếu chính phủ sẽ chịu thiệt hại. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, các nước quy định nhà đầu tư và ngân hàng phải mua một tỷ lệ nhất định trái phiếu chính phủ làm tài sản an toàn, dù có thua lỗ, nhằm làm cho hệ thống tài chính an toàn hơn. Sau Thế chiến thứ hai, Mỹ cũng dùng cách này để giảm nợ công từ 120% xuống còn 40% trong vòng hai thập niên.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng sớm muộn gì thị trường cũng đòi hỏi lãi suất phải được nâng lên để bù đắp cho lạm phát. Chẳng hạn nước Mỹ giảm được nợ công mạnh trong thập niên 1970 nhờ lạm phát cao, nhưng sau đó đến thập niên 1980 lãi suất được đẩy lên cao; nợ công lại tăng vọt nên mọi lợi ích giảm nợ công của thập niên trước bị thập niên sau xóa bỏ hoàn toàn. Ngày nay lạm phát cao sẽ sớm dẫn tới lãi suất tăng nhanh vì các bài học của quá khứ.

Vitor Gaspar, Giám đốc Cục Tài khóa của IMF, viết trên trang web của IMF: “Đúng là lạm phát bất ngờ giúp giảm tỷ lệ nợ, nhưng trong một hệ thống có lạm phát cao và bất ổn thì tính hấp dẫn của các loại trái phiếu chính phủ sẽ bị ảnh hưởng, cuối cùng làm nợ công sẽ duy trì ở mức cao”. Trong khi đó, chiến tranh ở Ukraine, đầu tư cho các nguồn năng lượng mới, công nghệ số… lại đòi hỏi một mức đầu tư công cao hơn trước.

Ricardo Reis, một giáo sư của trường London School of Economics, nói với tờ Wall Street Journal rằng việc giảm nợ công nhờ vào lạm phát như đang xảy ra ở Mỹ là một món quà “ngàn năm có một” với Chính phủ Mỹ, nhưng rất dễ trở thành gánh nặng vì sẽ làm suy giảm khả năng vay nợ giá rẻ của nước này như họ từng làm trong nhiều năm gần đây. “Tôi không cho rằng dùng lạm phát để giảm nợ là một chính sách tốt”, ông nói, “Lịch sử cho thấy kết cục thường xấu nhiều hơn tốt”. Ngoài nợ công, với người vay nợ mua nhà trả góp trong 30 năm, lãi suất cố định thì lạm phát cũng giúp họ vì khoản trả nợ giữ nguyên trong khi giá nhà và thu nhập danh nghĩa trước sau gì cũng sẽ tăng theo lạm phát.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.