Thứ tư, 01/05/2024

Làm sao để đón khách sang, chịu chi đến Việt Nam?

10/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Sau dịch Covid-19, xu hướng tận dụng các khoảng thời gian ngắn để đi du lịch ngày càng phổ biến thay vì chờ đợi đủ thời gian mới đi như trước đây. Một số du khách sẵn sàng chi vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng cho một chuyến trải nghiệm…

Nhưng làm sao để đón được dòng khách này, nhất là khách quốc tế đến Việt Nam?

Chi hàng tỷ đồng trải nghiệm điểm đến

Tại chuỗi sự kiện truyền thông điểm đến, thuộc khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022) do Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức, nhiều chuyên gia du lịch, doanh nghiệp, hàng không… đều trăn trở về việc làm sao có thể đón dòng khách chịu chi này.

Bà Tạ Thị Bích Hà, Giám đốc Tổng Cục xúc tiến du lịch Liên bang Nga tại Việt Nam nhìn nhận, sau Covid-19, mọi thứ đều thay đổi và du lịch cũng vậy, khi phải “bất động” trong 2 năm vừa qua. Giai đoạn hiện tại được xem như vừa "tỉnh ngủ", nên phải mất một thời gian "ngơ ngác" để làm quen, nhìn xem thế giới đang diễn ra như thế nào.

Làm sao để đón khách sang, chịu chi đến Việt Nam? - Ảnh 1.

Du khách quốc tế tìm hiểu thông tin tại gian hàng của BenThanh Tourist

Tâm lý khách hàng cũng thay đổi theo hướng tận dụng thời gian rảnh để được đi du lịch, sẵn sàng chi tiêu cho các hoạt động trải nghiệm thay vì cố gắng tích lũy, tiết kiệm để đi du lịch trong tương lai (khi có thời gian thực sự rảnh). Thực tế có những người sẵn lòng bỏ ra hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng để có thể trải nghiệm một chuyến đi để đời, bởi khách muốn trải nghiệm ngay, không chờ đợi.

Bà Bích Hà dẫn chứng thêm, trước đây trong chuyến công tác, doanh nhân họp xong về khách sạn nghỉ ngơi, thời gian còn lại (khoảng nửa ngày) chỉ đi dạo hoặc ra siêu thị mua vài món quà tặng. Còn hiện nay, các vị này sẽ tận dụng 2-3 giờ đồng hồ rảnh rỗi để có chuyến trải nghiệm đặc biệt nào đó gần khách sạn mình đang ở. Những trải nhiệm này có thể đặt cận giờ với chi phí cao.

Xu hướng này được gọi “Bleisure travel”, loại hình du lịch kết hợp công việc. Một xu hướng nữa đó là automation (tự động hóa), personalization (cá nhân hóa) được hiểu là mỗi cá nhân có quyền đặt riêng các dịch vụ phù hợp xu hướng, sở thích của mình, hoặc có những chuyến du lịch ấn tượng để đời. Ví dụ như đặt tour đến Bắc Cực với giá khoảng 50.000 Euro/người trong thời gian 16 ngày chẳng hạn; hay những chuyến du lịch đến những nơi nóng nhất trái đất; nơi hầu như chưa có người đặt chân đến…

Làm sao để đón khách sang, chịu chi đến Việt Nam? - Ảnh 2.

Du khách nước ngoài tìm hiểu về điểm đến Yên Tử tại ITE HCMC 2022


“Khách hàng của ngành du lịch rất nhiều, giàu tiềm năng, nhưng cách tiếp cận cũng như chiến lược của ngành du lịch TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung nên điều chỉnh phù hợp”, bà Tạ Thị Bích Hà khuyến nghị.
Về phía ngành hàng không, ông Trần Anh Dũng, Trưởng đại diện hãng hàng không Hongkong Airlines đánh giá, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều xu hướng, cách thức du lịch của khách hàng. Trước thực tế này, hãng đã chủ động định hướng mục tiêu khách hàng, thu hút khách mới, quảng bá trên mạng xã hội, thúc đẩy kinh doanh bằng cách xây dựng những điểm đến dễ đi với giá cả hợp lý…  
Làm sao để đón khách sang, chịu chi đến Việt Nam? - Ảnh 3.

Đại diện Vietravel Airlines nhận giải thưởng Hãng hàng không mới hàng đầu châu Á, tại Lễ trao giải thưởng Du lịch thế giới từ ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập Tổ chức World Travel Group


Hút khách Trung Đông, Ấn Độ…

Trước đó, tại Hội thảo về khai thác thị trường du khách Trung Đông, Ấn Độ, cũng trong khuôn khổ ITE HCMC 2022 ngày 9-9, Tổng Cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đánh giá đây là những thị trường lớn, nhiều triển vọng, cần được ưu tiên mở rộng. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang khai thác thị trường này như Vietnam Airlines, Saigontourist Group, Vietravel… khẳng định rằng, những thị trường này rất tiềm năng.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ước tính, du khách các nước thuộc Hội đồng các nước vùng Vịnh GCC, gồm 6 nước Saudi Arabia, UAE, Oman, Qatar, Kuwait và Bahrain, chi tiêu nhiều gấp 6,5 lần so với mức bình quân toàn cầu, với 40% du khách cá nhân chi tiêu nhiều hơn 10.000 USD mỗi chuyến đi. 

Ông Robert Hayek, Giám đốc điều hành Q'go Travel (Kuwait) cho biết, với mức thu nhập cao và sẵn sàng chi trả cho du lịch, du khách thuộc GCC có vai trò quan trọng trong việc phục hồi du lịch. 

Làm sao để đón khách sang, chịu chi đến Việt Nam? - Ảnh 4.

TPHCM đón đoàn khách MICE Ấn Độ vào giữa tháng 7 tại Vinpearl Luxury Landmark 81


Nhắc đến du lịch, du khách GCC mong muốn có những trải nghiệm mới, nhất là những trải nghiệm mà họ chưa từng biết hoặc có sự thay đổi lớn so với những gì họ từng biết đến trong quá khứ. Do vậy, Việt Nam được xem như điểm đến mới đầy hứa hẹn sau dịch Covid-19.

Tuy vậy, ông Robert Hayek cho rằng, cần tập trung vào một số yếu tố như xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, tạo cảm giác thân thiện, có sẵn chuỗi nhà hàng quốc tế, thực phẩm Halal (được sử dụng cho người Hồi giáo), các chuyến bay dễ dàng, visa thuận lợi... 

Theo ông Trần Đức Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Qatar, nhìn nhận thực tế Việt Nam chưa đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch ra thị trường này. 

Làm sao để đón khách sang, chịu chi đến Việt Nam? - Ảnh 5.

Khách trong nước và quốc tế tham quan, tìm hiểu thông tin tại gian hàng Vietravel tại ITE HCMC 2022
Tương tự, thị trường khách du lịch Ấn Độ cũng đang được TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung đẩy mạnh quảng bá, thu hút trong thời gian gần đây. Sở Du lịch TP.HCM cho biết, năm 2019 khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam đạt 169.000 lượt, ở tốp 16 thị trường khách đến Việt Nam, trong đó 73% số khách đến TP.HCM. Mới đây, TP.HCM cũng đón đoàn 460 khách MICE đến từ Ấn Độ, là đoàn khách MICE lớn nhất từ quốc gia này mà Việt Nam từng đón.

Ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM thông tin, có khoảng 20 triệu lượt khách Ấn Độ đi nước ngoài mỗi năm và họ mong muốn tìm kiếm các trải nghiệm, văn hóa ẩm thực mới. “Nhiều cặp đôi sẵn sàng chi tiền để tổ chức đám cưới, trải nghiệm ở những điểm đến mới lạ, và đây đang là xu hướng mới, doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu kỹ hơn để đón dòng khách này”, ông Madan Mohan Sethi đưa ra gợi ý.


Quảng bá mạnh trên các kênh quốc tế


Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Việt Nam luôn là điểm đến đạt mức tăng trưởng cao, ở mức 50-70% và TP.HCM cũng là điểm đến được cộng đồng quốc tế tìm kiếm nhiều nhất bên cạnh Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An…

Giám đốc Sở Du lịch TPHCM Nguyễn Thị Ánh Hoa cùng Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu nhận hai giải thưởng quan trọng tầm khu vực



Đây là những tín hiệu vui, tích cực đối với du lịch TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung trong bối cảnh ngành du lịch vừa trải qua hai năm dịch bệnh. Đối với ngành du lịch TP.HCM, địa phương đã chuyển mình thích ứng rất nhanh, tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào truyền thông, quảng bá điểm đến… Nhiều điểm đến du lịch TP.HCM được giới thiệu trên các kênh truyền thông của thế giới như BBC, Global, CNN… Ước tính mỗi tháng TP.HCM có một sự kiện điểm nhấn lớn để quảng bá, mời gọi du khách đến.


Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa


                                                                                                     Theo SGGP


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Các siêu thị, hệ thống bán lẻ đang đua giảm giá, khuyến mãi dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nghỉ đến 5 ngày nên các mặt hàng tươi sống giảm giá sâu để người dân mua sắm, mở tiệc tại nhà.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.