Nghề làm bánh đa nem là nghề truyền thống của người dân xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Dù làm ngày lẫn đêm, hàng hoá vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.
Những ngày này, tranh thủ trời nắng, người dân làng nghề bánh đa nem xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An tất bật tráng bánh. Từ cánh đồng, đường làng được người dân tận dụng để phơi bánh.
Nghề bánh đa nem đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống năm 2012. Toàn xã hiện có 25 hộ sản xuất bánh đa.
Để bánh kịp đón nắng, gia đình ông Đậu Xuân Hiền (trú xóm Trung Yên, xã Diễn Ngọc) phải thức dậy từ lúc 4h sáng để tráng bánh. Đến 8h, bánh tráng xong được phơi ở các con đường quanh xóm.
“Nguyên liệu làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Các công đoạn làm bánh không quá phức tạp nhưng để bánh dẻo, bắt mắt, đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng cần có kỹ thuật và kinh nghiệm, bột xay phải nhuyễn”, ông Hiền chia sẻ.
Ông Hiền cho biết thêm, trước đây gia đình tráng bánh bằng tay. Một ngày chỉ tráng được khoảng 70 – 100kg, rất vất vả và cực nhọc. Nhưng từ khi sử dụng máy tráng bằng điện thì bánh tráng có năng suất và chất lượng hơn.
Bánh sau khi làm xong được rải lên những chiếc phên tre để đưa đi phơi nắng. Việc phơi bánh cũng phải có kỹ thuật để tránh bánh bị mốc, ròn, nứt vỡ.
Những tấm phên tráng bánh được gom lại thành một nơi để đưa về nhà cắt.
“Phơi bánh là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng sản phẩm. Bánh phơi phải được lật trở đều tay. Những hôm nắng hanh thì phải nhanh tay thu gom để bánh không bị quá giòn, đứt gãy. Bánh không đủ nắng sẽ bị ỉu và xỉn màu”, bà Huệ cho hay.
Để những chiếc phên bánh đa nem được khô đều thì cứ khoảng 1 tiếng là đảo phên. Những ngày nắng hanh, chỉ cần phơi 2 giờ là có thể thu phên.
Mỗi hộ sản xuất bánh đa nem ở đây thu hút 15-20 lao động, ngày công 170.000-250.000 đồng/người. Trẻ em và người già vẫn đóng góp sức lao động cho nghề làm bánh đa.
Bánh đa nem được bán với giá 28.000 – 30.000đồng/kg, được tiêu thụ từ Nam ra Bắc. Hàng làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Gỡ bánh...
Bánh đa nem nơi đây thu hút được nhiều khách hàng vì không sử dụng hóa chất. Bánh tráng ở đây mỏng, dai ngon và cực kì dễ cuốn.
Một công ty tại Quảng Ninh đã có văn bản xin phép hoạt động dịch vụ dịch vụ bay khinh khí cầu ngắm vịnh Hạ Long tại khu vực phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long.
Phiên bản quốc tế đầu tiên của Lễ hội Bánh mì Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức ở Úc vào tháng 9/2025, đánh dấu bước tiến đầy hứng khởi nhằm quảng bá món ăn được yêu thích của Việt Nam đến với nhiều thực khách hơn nữa.
Một số hãng hàng không đã cập nhật hướng dẫn của họ về việc mang pin lithium lên máy bay. Pin nằm trong các thiết bị như điện thoại di động và thuốc lá điện tử, và có thể trục trặc gây ra khói, cháy hoặc nhiệt độ cực cao.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Thủ đô ước đạt 1,85 triệu lượt (tăng 17,4%), khách nội địa đạt 5,45 triệu lượt (tăng 6%), tổng thu từ khách du lịch đạt gần 30.000 tỉ đồng tăng 11,3%.
Sau nhiều ngàn năm gìn giữ và lưu truyền, bộ xương “khủng” nhất Việt Nam của loài cá được ngư dân Quảng Ngãi tôn gọi “thần Nam Hải”, đã được phục dựng và đưa ra trưng bày tại lăng Tân, thôn Đông An Vĩnh sẽ mang lại nhiều kì thú cho du khách khi đến tham quan tại thiên đường du lịch biển Lý Sơn.
Một công ty tại Quảng Ninh đã có văn bản xin phép hoạt động dịch vụ dịch vụ bay khinh khí cầu ngắm vịnh Hạ Long tại khu vực phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long.
Phiên bản quốc tế đầu tiên của Lễ hội Bánh mì Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức ở Úc vào tháng 9/2025, đánh dấu bước tiến đầy hứng khởi nhằm quảng bá món ăn được yêu thích của Việt Nam đến với nhiều thực khách hơn nữa.
Một số hãng hàng không đã cập nhật hướng dẫn của họ về việc mang pin lithium lên máy bay. Pin nằm trong các thiết bị như điện thoại di động và thuốc lá điện tử, và có thể trục trặc gây ra khói, cháy hoặc nhiệt độ cực cao.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Thủ đô ước đạt 1,85 triệu lượt (tăng 17,4%), khách nội địa đạt 5,45 triệu lượt (tăng 6%), tổng thu từ khách du lịch đạt gần 30.000 tỉ đồng tăng 11,3%.
Sau nhiều ngàn năm gìn giữ và lưu truyền, bộ xương “khủng” nhất Việt Nam của loài cá được ngư dân Quảng Ngãi tôn gọi “thần Nam Hải”, đã được phục dựng và đưa ra trưng bày tại lăng Tân, thôn Đông An Vĩnh sẽ mang lại nhiều kì thú cho du khách khi đến tham quan tại thiên đường du lịch biển Lý Sơn.