Thực sự có nhu cầu tìm người giúp việc phụ trông 2 bé sinh đôi hơn 3 tháng tuổi, song hơn 2 tháng nay, chị Nguyễn Hồng Nhung (khu đô thị VinHomes Tây Mỗ) vẫn chưa thể tìm được người.
“Tôi có nhờ bà ngoại tìm người ở quê cho tin cậy, dễ sống nhưng dịch bệnh khiến nhiều người lo ngại, họ không muốn ra Hà Nội giúp việc. Mặt khác, giờ ở quê các nhà máy, xí nghiệp về tận thôn, người trẻ đi làm công ty, những người ngoài 40-50 tuổi đều ở nhà trông cháu cho con. Họ cũng không làm ruộng thuần túy như trước để mà muốn đi làm giúp việc có đồng ra đồng vào”- chị Nhung cho hay.
Không còn cách nào khác, chị Nhung đăng mẩu tin cần tìm người giúp việc lên group chuyên về người giúp việc trên Facebook nhưng chị Nhung chỉ nhận được 2-3 bình luận hồi âm, và tất cả đều từ chối.
Nguyên nhân là chị Nhung dù vẫn nghỉ ở nhà trông con, có thêm bà nội phụ giúp, cần thêm 1 người giúp việc nữa, nhà chỉ có 55 m2, công việc dọn dẹp không nhiều nhưng các bình luận đều nói chị Nhung trả lương 5,5 triệu đồng/tháng, bao ăn ở là quá thấp.
“Đến nay hơn 2 tháng tôi chưa tìm được ai. Nếu trả thêm thì tôi không có khả năng vì 2 vợ chồng trẻ, lương cũng chỉ đủ sống. Nếu cứ như vậy tôi có thể phải nghỉ việc dài hạn để chăm con”- chị Nhung chia sẻ.
Cùng tìm người giúp việc trên group này, chị Thu Dương (An Dương- Tây Hồ- Hà Nội) đã gánh không ít “gạch đá” bình luận khi đăng tin muốn tìm người trông bé hơn 2 tuổi, nhà cấp 4 có 2 vợ chồng trẻ, lương 6,5 triệu đồng/tháng bao ăn ở. Nhiều người bình luận rất khiếm nhã như: Ở nhà mà tự trông lấy; Lương đó ai làm…
Không bỏ cuộc vì thực sự cần người, 1 thời gian sau chị Thu Dương tiếp tục đăng tin tuyển người như trên kèm theo thái độ khá cương quyết để loại bỏ những bình luận không thiện chí. Lần này, chị Thu Dương đã không phải chịu cảnh giúp việc “mắng mỏ” nhưng vẫn không thuê được ai làm.
Theo khảo sát của phóng viên ANTĐ, lương giúp việc đăng tăng chóng mặt và không có mức chung nào. Tùy theo khu vực và công việc mà mức lương giúp việc được đề xuất khác nhau. Chẳng hạn giúp việc gia đình công việc gồm: nấu ăn, dọn dẹp khu vực các nhà chung cư cao cấp, khu biệt thự Ciputra từ 8,5-9 triệu đồng/tháng bao ăn ở.
Lương giúp việc trông 1 trẻ em và dọn dẹp nhà cửa, ăn ở tại chỗ thông thường các khu vực khác thông thường từ 7-7,5 triệu đồng/tháng, tháng nghỉ 2 ngày thứ 7, Chủ Nhật. Lương giúp việc theo giờ, khoảng 2-3 tiếng/ngày, công việc gồm phụ giúp nấu nướng, dọn dẹp cơ bản, nghỉ 4 Chủ nhật mỗi tháng lương khoảng 6,5-7 triệu đồng/tháng;
Lương giúp việc các cửa hàng ăn uống, mỗi ngày từ 3-4 tiếng khoảng 60.000 đồng/tiếng; Lương giúp việc lau dọn theo tiếng khoảng 60.000-70.000 đồng/tiếng. Đặc biệt, lương giúp việc trông nom và ăn ở cùng người già ở mức rất cao… Các mức lương này đều cao hơn từ 1-2 triệu đồng so với năm ngoái.
Hiện nay, việc trả lương cho người giúp việc hoàn toàn căn cứ vào thỏa thuận giữa người đi thuê và người giúp việc mà không theo bất cứ một căn cứ nào. Tuy nhiên, do nắm bắt được nhu cầu của người đi thuê ngày càng nhiều và số lượng người giúp việc giảm đi do dịch bệnh cũng như các nguyên nhân khác nên giá “thỏa thuận” này thường do người giúp việc quyết định.
Thậm chí, nhiều người trả mức lương được cho là hợp lý lại bị những hội nhóm của người giúp việc trên mạng xã hội “đánh hội đồng”. Nhiều ý kiến cho biết, trên mạng xã hội, nhiều hội nhóm giúp việc gia đình cũng đưa lên “thông tin ảo”, theo đó họ tự đăng tải thông tin về nhu cầu và tự đưa đẩy giá với nhau, nhằm đẩy mặt bằng giá lên cao một cách bất hợp lý.
Ngoài những người có điều kiện về kinh tế có thể dễ dàng thỏa thuận với lương người giúp việc, việc lương người giúp việc chỉ tăng mà không giảm gây khó khăn cho người có nhu cầu tìm người thực sự. Nhiều người cho rằng người giúp việc phần lớn không qua đào tạo, trình độ không cao hoặc tuổi đã cao, sức lao động giảm sút nhưng vẫn “ra giá” cao là bất hợp lý. Mức lương này cao hơn lương một nhân viên hợp đồng tốt nghiệp đại học, làm việc liên tục trong hơn 10 năm hoặc cao hơn lương trung bình của công nhân khi họ chỉ được nghỉ 1 ngày mỗi tuần và tự túc ăn uống 2 bữa mỗi ngày.
“Nhiều người chấp nhận trả lương giúp việc cao hơn cả lương mình lĩnh hàng tháng vì nếu nghỉ việc để trông con, họ sợ sau này khó tìm được công việc khác. Dù phải “bù lỗ” nhưng họ vẫn buộc phải lựa chọn như vậy”- chị Thu Dương cho hay.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?