Chủ nhật, 24/11/2024

Mặc châu Âu vẫy vùng, Trung Quốc ung dung đi trước một bước

30/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Mặc châu Âu vẫy vùng trong khủng hoảng năng lượng, mặc thế giới bàn về hạn chế nhu cầu, kinh tế Trung Quốc đã đứng vững ở vị trí của một người khổng lồ trong thị trường năng lượng.


Doanh nghiệp EU đang tìm tới Trung Quốc?

Tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu càng “nóng hầm hập” sau vụ nổ đường ống Nord Stream, đẩy giá khí đốt lên mức kỷ lục, khiến giới doanh nhân phải lao vào tranh giành các nguồn cung, nhằm đối phó với rủi ro ngày càng tăng đối với chi phí sản xuất.

Global Times cho biết, các công ty trong khu vực đang hướng tới Trung Quốc để thiết lập các kế hoạch mới và theo đuổi các cơ hội đầu tư, đặc biệt là các công ty sản xuất ô tô và hóa chất - những công ty cần nguồn điện ổn định.

Từ tháng 1 đến tháng 8, việc sử dụng vốn nước ngoài thực tế ở Trung Quốc đạt 892,74 tỷ NDT, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê từ Bộ Thương mại Trung Quốc. Trong đó, tổng đầu tư của EU vào Trung Quốc tăng 123,7%, phản ánh niềm tin của các công ty châu Âu vào thị trường hàng đầu thế giới này.

Mặc châu Âu vẫy vùng, Trung Quốc ung dung đi trước một bước trong cảnh khủng hoảng năng lượng - Ảnh 1.

Dù Trung Quốc là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, Bắc Kinh vẫn đi trước một bước trong khủng hoảng năng lượng? (Nguồn: Getty Images)

Tất nhiên, những động thái gần đây của một số công ty châu Âu có thể không trực tiếp phản ánh cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, vì sự dịch chuyển chuỗi cung ứng thường mất nhiều năm. Nhưng xu hướng cho thấy, các công ty này đang nắm lấy thị trường Trung Quốc trong nỗ lực ổn định chuỗi cung ứng của họ, Phó giám đốc Bai Ming, thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường Quốc tế, Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc nhận định.

Trong khi đó, các vụ nổ đầy bất ngờ ở đường ống Nord Stream 1 và 2 sẽ có tác động lớn đến nguồn cung năng lượng ở châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc tương đối ít bị ảnh hưởng bởi, cuộc khủng hoảng năng lượng quốc tế, thậm chí là đang có lợi thế trong việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định.

Một cuộc khảo sát gần đây với hơn 100 nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức cho thấy, 22% trong số họ muốn chuyển các khoản đầu tư của họ ra nước ngoài, theo truyền thông địa phương. Chỉ 3% trong số họ có ý định tăng cường đầu tư vào Đức.

Các nhà sản xuất ô tô của Đức hiện chiếm khoảng một phần ba đầu tư trực tiếp của EU vào Trung Quốc. Mức đó thậm chí còn cao hơn trong nửa đầu năm 2022, khi nhà sản xuất ô tô Đức BMW tăng cổ phần của mình trong một liên doanh với Trung Quốc từ 50% lên 75%. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác cũng đang đổ thêm tiền vào các cơ sở mới ở Trung Quốc để sản xuất xe điện.

Các nhà phân tích dự đoán, nếu cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu ngày càng sâu rộng, khả năng sẽ có nhiều công ty tăng cường đầu tư vào Trung Quốc.


Hệ thống năng lượng quy mô nhất thế giới

Mặc dù Trung Quốc là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, nhưng nguồn cung năng lượng của Trung Quốc về cơ bản được đảm bảo và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và châu Âu có thể xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng và củng cố an ninh chuỗi cung ứng, Wu Yikang, Chủ tịch danh dự của Viện Nghiên cứu châu Âu Thượng Hải chia sẻ với Globaltimes.

Sau nhiều năm phát triển, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số một toàn cầu về sản xuất năng lượng, thông qua việc xây dựng hệ thống cung ứng năng lượng đa dạng và sạch.

Nước này đã hình thành mạng lưới hạ tầng năng lượng từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc, bao phủ toàn quốc, kết nối với bên ngoài, đảm bảo mạnh mẽ nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội.

Vụ phó Vụ quy hoạch của Cục Năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển Quốc gia Trung Quốc Tống Văn nhấn mạnh, gần 10 năm nay, sản xuất năng lượng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 2,4% mỗi năm, hỗ trợ tốc độ tăng trưởng bình quân 6,6%/năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trung Quốc đã hoàn thành hệ thống điện lực có quy mô lớn nhất thế giới, công suất các tổ máy phát điện vượt tổng công suất lắp đặt của các nước Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7); chiều dài các tuyến đường dây truyền tải điện từ 35 KV trở lên đạt 2,26 triệu km, hoàn thành và đưa vào vận hành 33 đường dây truyền tải điện cao áp, công suất các tổ máy phát điện, đường dây truyền tải điện và truyền tải điện từ Tây sang Đông lần lượt tăng 1,2 lần, 0,5 lần và 1,6 lần so với 10 năm trước.

Mạng lưới dầu khí toàn quốc bước đầu hình thành, quy mô mạng lưới đường ống dài hơn 180.000 km, tăng gấp đôi so với cách đây 10 năm, bốn tuyến đường chiến lược nhập khẩu dầu khí Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và trên biển được tăng cường củng cố.

Trong quá trình sản xuất năng lượng tổng thể của Trung Quốc, tỷ lệ sản xuất năng lượng mới liên tục gia tăng, điều này không chỉ thể hiện chiến lược phát triển năng lượng xanh, ít phát thải carbon của Trung Quốc, mà còn phản ánh việc triển khai chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm ứng phó với khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Ông Tống Văn nhấn mạnh, trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã tăng tốc xây dựng hạ tầng năng lượng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Tổng công suất lắp đặt các tổ máy phát triển năng lượng tái tạo đã tăng gần 3 lần so với 10 năm trước, quy mô công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện, phong điện, quang điện, điện sinh khối và quy mô các nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng đứng đầu thế giới.

Trung Quốc đã hoàn thành khoảng 4 triệu hệ cơ sở sạc điện, hình thành mạng lưới sạc điện có quy mô lớn nhất toàn cầu. Lũy kế đã xây dựng xong hơn 270 trạm tiếp nhiên liệu hydro, chiếm khoảng 40% toàn cầu, đứng đầu thế giới. Lượng tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch chiếm gần 1/4 tổng lượng thế giới, đứng đầu toàn cầu.

Tiếp đó, hạ tầng năng lượng mới phát triển mạnh. Mức độ số hóa, thông minh hóa cơ sở hạ tầng năng lượng tiếp tục nâng cao, tăng tốc xây dựng lưới điện thông minh, tỷ lệ bao phủ tự động hóa phân phối điện năm 2021 đạt hơn 90%.

Trung Quốc cũng đẩy nhanh tốc độ xây dựng các mỏ than thông minh, đã hoàn thành hơn 800 mỏ khai thác lộ thiên thông minh, phát triển đa dạng và nhanh chóng các cơ sở dự trữ năng lượng mới.

Mức độ lệ thuộc bên ngoài về năng lượng của Trung Quốc được đánh giá vào loại khá cao, dầu thô (70%) và khí đốt thiên nhiên (40%). Trong khi đó, từ trước đến nay, các nhân tố như quan hệ quốc tế phức tạp, địa chính trị biến động, phí bảo hiểm các khu vực không giống nhau, các tuyến đường vận chuyển không ổn định, chẳng hạn như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay… đều gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động sản xuất năng lượng của nền kinh tế số 2 thế giới, đặc biệt là phương diện đảm bảo nguồn cung nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên thường đối diện với bất ổn. Vì vậy, điều mà Bắc Kinh đã làm được là "đi trước một bước", nhằm củng cố nền tảng năng lượng cho nền kinh tế.

Theo Thế giới & Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?