Chia sẻ thêm về quyết định này, ông cho biết: "Nếu điều này (công việc mới) không thành công, tôi sẽ không quay lại lĩnh vực hàng không, nơi có một số ca làm bắt đầu lúc 4 giờ sáng và một số ca khác kết thúc lúc nửa đêm. Điều đó rất mệt mỏi".
Quan điểm của ông Djeffal được đưa ra trong bối cảnh các sân bay và hãng hàng không trên khắp châu Âu đang chạy đua tuyển dụng thêm hàng ngàn nhân lực để đối phó với nhu cầu “du lịch trả thù” đang trỗi dậy.Hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngành hàng không thế giới mất 2,3 triệu việc làm trong đại dịch
Lần lượt các sân bay ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan đã thử cung cấp đặc quyền bao gồm tăng lương và thưởng cho công nhân giới thiệu người quen vào làm. Các nhà khai thác sân bay cũng đã đăng quảng cáo tuyển dụng hàng ngàn vị trí việc làm trên khắp châu Âu.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích và quan chức trong ngành cho biết đợt tuyển dụng này có thể không đủ nhanh để xóa đi nguy cơ phải hoãn/huỷ các chuyến bay hoặc kéo dài thời gian chờ đợi, kể cả khi mùa du lịch Hè cao điểm đã qua.
Ngành hàng không châu Âu nhìn chung đã để mất 600.000 việc làm kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Sau hai năm khốn khổ vì đại dịch, mùa Hè 2022 được kỳ vọng sẽ là thời kỳ ngành du lịch quay trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, các mô hình du lịch hàng không giá rẻ, vốn rất được ưa chuộng, đã phần lớn bị phá sản, ít nhất là ở thị trường tích hợp rộng lớn của châu Âu.
Tình trạng thiếu lao động và đình công đã gây ra sự gián đoạn ở các sân bay London, Amsterdam, Paris, Rome và Frankfurt vào mùa Xuân này. Các hãng hàng không như hãng hàng không giá rẻ easyJet khổng lồ đã phải hủy hàng trăm chuyến bay, trong khi các cuộc đình công mới liên tục diễn ra ở Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và khu vực bán đảo Scandinavia.
Khi các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh ở Qatar trong tuần này, họ sẽ bàn luận chủ đề ai sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hỗn loạn của các hãng hàng không, sân bay và chính phủ.
James Halstead, đối tác quản lý của công ty tư vấn Aviation Strategy, cho biết: “Có rất nhiều khó khăn nhưng tất cả các bên đều có lỗi khi không thể đối phó kịp với sự gia tăng nhu cầu”.
Ngành hàng không toàn cầu đã mất 2,3 triệu việc làm trong thời kỳ đại dịch, với các công việc liên quan đến xử lý vấn đề trên mặt đất và an ninh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, theo số liệu từ Nhóm hành động vận tải hàng không.
Nhiều người lao động đã chậm trễ quay trở lại với công việc hoặc lựa chọn nghỉ hưu sớm.
Nhà kinh tế cấp cao Rico Luman của ING cho biết: “Hiện tại họ rõ ràng có các lựa chọn thay thế và có thể chuyển đổi công việc”.
Trong khi nhà kinh tế Rico Luman hy vọng áp lực đi lại sẽ giảm bớt sau mùa Hè, ông nói rằng tình trạng thiếu hụt có thể tiếp tục kéo dài khi những người lao động lớn tuổi nghỉ việc và nghiêm trọng hơn, sẽ có ít lao động trẻ hơn sẵn sàng thay thế họ.
Ông nói: “Ngay cả khi suy thoái kinh tế diễn ra, thị trường lao động sẽ vẫn tiếp tục xu hướng thắt chặt ít nhất là trong năm nay”.Lương quá thấp cho một công việc quá nhiều trách nhiệm
Theo Liên đoàn Lao động Dân chủ Pháp (CFDT), yếu tố chính làm chậm việc tuyển dụng là thời gian sàng lọc an ninh đối với lao động mới. Ở Pháp, quá trình này kéo dài đến 5 tháng đối với những công việc nhạy cảm nhất.
Marie Marivel, 56 tuổi, nhân viên điều hành an ninh và kiểm tra hành lý tại sân bay Charles de Gaulle (CDG) với mức lương khoảng 2.100 euro (2.200 USD) một tháng, chia sẻ rằng tình trạng thiếu hụt đã dẫn đến việc nhân viên phải làm việc quá sức. Những hành khách bị mắc kẹt đã trở nên hung hãn, khiến tinh thần làm việc của nhân viên sân bay xuống thấp.
Bà Marie Marivel nói: “Chúng tôi có những người trẻ tuổi đến rồi lại đi sau một ngày. Họ nói rằng họ đang được trả quá ít tiền cho một công việc có quá nhiều trách nhiệm".Hành khách xếp hàng tại sân bay Orly, phía nam thủ đô Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Anne Rigail, Giám đốc điều hành chi nhánh Air France-KLM của Pháp, cho biết sau nhiều gián đoạn vào tháng 5/2022, tình hình ở Pháp đang ổn định trở lại.
Mặc dù vậy, các sân bay Charles de Gaulle và Orly ở Paris, nơi một công đoàn đã kêu gọi đình công vào ngày 2/7, vẫn cần lấp đầy thêm tổng cộng 4.000 chỗ trống việc làm.Trò chơi đổ lỗi
Việc di chuyển bằng máy bay ở nhiều nơi trên thế giới đang là một cơn ác mộng, thậm chí là một canh bạc, khi ngành hàng không phải căng mình đối phó với một loạt vấn đề.
TS. Phạm Công Hiệp - Giảng viên cấp cao Đại học RMIT, cho rằng việc thay đổi về chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động trực tiếp và nhanh chóng đến hoạt động xuất nhập khẩu, trả nợ nước ngoài và đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động không hoàn toàn là tiêu cực, trong “nguy” vẫn có “cơ”
Tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã... trên địa bàn Hà Nội và cả nước đang phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng cao của thị trường. Cách làm này cũng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn thực phẩm…, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,44% nhưng áp lực lạm phát những tháng cuối năm rất lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trở nên rất thách thức...
Việt Nam được cho có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.
Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022 liệu cung – cầu thị trường phân bón thế giới sẽ cân bằng và giá sẽ bình ổn trở lại không, hay tiếp tục neo cao?