Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa có thông báo về việc đã nhận được đơn từ nhiệm của bà Lê Thị Mai Loan khỏi vị trí Thành viên HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) vì lý do cá nhân.
Bà Lê Thị Mai Loan được bổ nhiệm vào HĐQT nhiệm kỳ VII (20220-2025) với tỷ lệ bầu cử thông qua tương ứng là 125,16% cách nay tròn 1 năm.
Cụ thể, tại ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank diễn ra ngày 14/2/2023, đại hội đã bầu bổ sung 3 thành viên vào HĐQT gồm: Bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng. Trong đó, ông Thắng là thành viên HĐQT độc lập.
Sau đó, bà Lê Thị Mai Loan cũng được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank kể từ ngày 27/2/2023. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, ngày 17/04/2023, bà Loan nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Eximbank.
Bất ngờ, sau đó HĐQT Eximbank tiếp tục bầu lại bà Lê Thị Mai Loan - thành viên HĐQT vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Eximbank kể từ ngày 25/5/2023. Như vậy bà Loan đã quay trở lại vị trí này chỉ sau hơn 1 tháng từ nhiệm.
Được biết hiện nay, bà Lê Thị Mai Loan vẫn kiêm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc. Việc từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) của bà Lê Thị Mai Loan sẽ được ĐHĐCĐ của Eximbank thông qua theo quy định của pháp luật.
Bà Lê Thị Mai Loan sinh năm 1982. Bà Loan hiện là Thành viên HĐQT Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại dịch vụ Gia Khang.
Bà Lê Thị Mai Loan từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch thường trực tại Tracodi Trading & Consulting; đồng thời là cựu Thành viên BKS của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực CTCP BCG Land.
Bà Loan mới chỉ thôi các chức vụ tại BCG Land và Tracodi từ tháng 9/2022.
Trước đó, ngày 25/1/2024, Eximbank cũng có công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự. Theo đó, HĐQT Eximbank bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Lộc trước đó là Tổng Giám đốc của Eximbank.
Mới đây, Eximbank đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất, với lãi trước thuế năm 2023 đạt 2.720 tỷ đồng, giảm 27% so với năm trước, do nguồn thu chính sụt giảm, trong khi dự phòng rủi ro tăng mạnh.
Cụ thể, trong quý IV/2023, thu nhập lãi thuần của Eximbank đạt hơn 1.397 tỷ đồng, giảm khoảng 3% so với quý cùng kỳ năm trước. Thu từ dịch vụ giảm hơn 31%, chỉ ghi nhận hơn 128 tỷ đồng trong quý này.
Đáng chú ý, lãi từ kinh doanh ngoại hối trong quý IV/2023 của Eximbank giảm mạnh, chỉ đạt hơn 24 tỷ đồng, trong khi quý cùng kỳ năm 2022 đạt gần 255 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2023, nguồn thu từ lãi thuần của Eximbank giảm 18% so với năm trước khi chỉ thu được hơn 4.597 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh dịch vụ đi ngang khi ghi nhận hơn 514 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 20%.
Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư là điểm sáng khi thu được 121 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm trước. Đồng thời, nguồn thu khác cũng tăng đột biến đến 73%, ghi nhận hơn 835 tỷ đồng.
Trong năm qua, chi phí hoạt động của Eximbank giảm 10% so với năm trước, chỉ còn 3.140 tỷ đồng, song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn giảm 10%, chỉ còn 3.414 tỷ đồng.
Năm 2023, Eximbank trích hơn 694 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp gần 7 lần năm trước. Kết quả, lợi nhuận trước thuế chỉ còn gần 2.720 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2022.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.