Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ nhưng không áp thuế, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ nền kinh tế số 2 thế giới.
Ông Trump tuyên bố áp thuế 10% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Trong một tuyên bố vào Chủ Nhật 2/2, Bộ Thương mại Trung Quốc cam kết sẽ đệ đơn "kiện" Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới, lên án mức thuế chung là "vi phạm nghiêm trọng" các quy tắc thương mại quốc tế. Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp đối phó tương ứng để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích của chính mình" - tuyên bố này nói thêm, nhưng không giải thích thêm.
Ông Trump đã tung đòn đầu tiên trong cuộc chiến thuế quan của mình vào thứ Bảy, áp thuế 25% đối với Canada và Mexico, và mức thuế 10% đối với Trung Quốc, vì những gì ông cho là không ngăn chặn được dòng người di cư không có giấy tờ và ma túy bất hợp pháp. Hành động đó chỉ sau hai tuần trong nhiệm kỳ thứ hai của ông cho thấy nhà lãnh đạo Mỹ nghiêm túc thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại đã hứa đối với cả đồng minh và đối thủ.
“Việc áp thuế không mang tính xây dựng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng và làm suy yếu sự hợp tác trong tương lai giữa hai bên về kiểm soát ma túy” - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố riêng.
Canada ngay lập tức đáp trả bằng cách áp thuế trả đũa 25% đối với các sản phẩm do Mỹ sản xuất trị giá 155 tỷ đô la Canada (107 tỷ đô la Mỹ) và Mexico cũng ra lệnh áp thuế trả đũa.
Tuy nhiên phản ứng của Bắc Kinh có vẻ thận trọng hơn. Cả hai tuyên bố của Trung Quốc đều không đưa ra thông tin cụ thể về bất kỳ biện pháp đối phó nào hoặc đe dọa rõ ràng về thuế trả đũa.
“Trọng tâm của chính sách thương mại của Mỹ được công bố vào cuối tuần này là Canada và Mexico, không phải Trung Quốc, như được phản ánh qua các mức thuế khác nhau áp dụng cho các quốc gia này” - Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết. “Cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một quá trình dài”.
Mặc dù mức thuế 10% được áp dụng ban đầu không bằng mức thuế cao hơn nhiều mà ông Trump đã đe dọa trước khi nhậm chức, nhưng nó nhắm vào một quốc gia vốn đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái kinh tế. Bloomberg Economics ước tính mức thuế bổ sung 10% có thể xóa sổ 40% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, gây nguy hiểm cho 0,9% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.
Nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều mức thuế quan nữa. Ông Trump đã ra lệnh cho chính quyền của mình điều tra việc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, với các khuyến nghị từ đợt đánh giá đó phải được nộp trước ngày 1 tháng 4.
Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã hành động thận trọng với Mỹ, thúc giục đối thoại và hợp tác trong những tháng gần đây. Nhưng Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị những con bài mặc cả mới để trả đũa trong những năm gần đây, nghĩa là họ có những cách mới để chống lại cuộc chiến thương mại Trump lần thứ hai.
Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Natixis SA, cho biết mức thuế mở đầu của ông Trump đánh dấu "một giai đoạn mới" của cuộc chiến thương mại bằng cách nhắm mục tiêu vào các quốc gia ngoài Trung Quốc.
Ông nói thêm rằng "Trung Quốc có thể trả đũa theo một số cách, bao gồm thuế quan đáp trả đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, kiểm soát xuất khẩu các vật liệu quan trọng và hạn chế tiếp cận thị trường đối với một số công ty Mỹ".
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.