Xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đã giảm gần một nửa vào tháng 1 do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến chip ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 2/2 công bố rằng xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 1 đã giảm 16,6% so với cùng kỳ xuống còn 46,3 tỷ USD. Doanh số bán chip, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của đất nước, đã giảm 44,5% xuống còn 4,8 tỷ USD.
Cùng với việc xuất khẩu chip giảm là hàng tồn kho cao hơn tại các nhà sản xuất chip hàng đầu Hàn Quốc, cụ thể là Samsung và SK Hynix.
Trong quý IV/2022, mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung đã báo cáo lợi nhuận hoạt động giảm 97% so với cùng kỳ xuống còn 219,3 triệu USD. SK Hynix cũng báo lỗ lần đầu tiên sau 10 năm, theo một thông cáo báo chí của công ty gửi đi hôm 2/2. Doanh thu của SK Hynix đạt 6,3 tỷ USD, trong khi lỗ ròng ở mức gần 2.9 tỷ USD.
Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cuộc chiến bán dẫn bắt đầu vào nửa cuối năm ngoái, khi Mỹ ban hành Đạo luật Khoa học và Chip vào tháng 7, đồng thời tuyên bố thêm lệnh cấm xuất khẩu thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc vào tháng 10.
Theo đạo luật này, các công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn đã nhận được ưu đãi từ chính phủ Mỹ không thể mở rộng các cơ sở bán dẫn công nghệ cao của họ ở Trung Quốc trong 10 năm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến Samsung Electronics và SK Hynix vì cả hai đều đang sản xuất rất nhiều sản phẩm tại Trung Quốc, và buộc phải giảm sản lượng nếu không thể nhập nguyên liệu và thiết bị vào nước này.
Sau khi chính quyền Tổng thống Biden thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ sản xuất và thiết kế chip tiên tiến sang Trung, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đã phải xin gia hạn một năm để tiếp tục nhập khẩu thiết bị cần thiết cho các cơ sở hiện có của họ ở Trung Quốc đại lục.
Mặc dù vậy, nhưng khoảng thời gian này không thấm vào đâu, vì việc sản xuất chất bán dẫn đòi hỏi đầu tư dài hạn. Do đó, cả hai gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đều đang thấp thỏm vì không biết liệu họ có thể tiếp tục công việc kinh doanh của mình ở Trung Quốc hay không.
Bên cạnh đó, đối mặt với sự chèn ép của Mỹ, Trung Quốc càng thêm nỗ lực tự cung tự cấp, do đó quốc gia này đã giảm nhập khẩu đối với một số sản phẩm của Hàn Quốc, khiến thâm hụt thương mại của Hàn Quốc càng thêm nghiêm trọng. Năm 2022, nhập khẩu mạch tích hợp của Trung Quốc lần đầu tiên giảm sau 18 năm, với mức giảm 15,3%, đánh dấu sự tương phản rõ rệt với mức tăng trưởng 2 con số trong những năm trước, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.
Cuộc chiến Mỹ - Trung hiện đang đẩy Hàn Quốc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên lựa chọn bên nào.
Một mặt, Trung Quốc là khách hàng quan trọng nhất của các công ty bán dẫn Hàn Quốc. Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 32,5% chất bán dẫn của Hàn Quốc. Con số chip bộ nhớ, thiết bị và vật liệu bán dẫn mà nước này nhập khẩu từ Hàn Quốc lần lượt là 43,6%, 54,6% và 44,7%.
Trong khi đó, Seoul không có nhiều lựa chọn ngoài việc điều chỉnh các chính sách đầu tư và thương mại chip của mình với Washington, vì Mỹ là đồng minh quân sự chính của Hàn Quốc. Ngoài ra, công nghệ cốt lõi của Mỹ cũng được sử dụng trong tất cả các nhà sản xuất chip, bao gồm cả những nhà sản xuất ở Hàn Quốc.
“Nếu Mỹ tiếp tục đặt ra những trở ngại đối với hoạt động kinh doanh chất bán dẫn ở Trung Quốc, giải pháp duy nhất cho các công ty Hàn Quốc là đầu tư và sản xuất chip ở Mỹ”, ông Kang Jun-young, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk cho biết.
Theo ông Han Xiaomin, Tổng Giám đốc công ty Jiwei Insights có trụ sở tại Bắc Kinh, các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc có thể chuyển hoạt động sản xuất của họ sang các nước khác như Singapore và Việt Nam và tiếp tục xuất khẩu trang Trung Quốc để duy trì thị phần tại nước này, nhưng “điều này sẽ ảnh hưởng đến ngoại thương và việc làm tại của Hàn Quốc”.
Trước tình hình đó, chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol đã thông báo rằng chính phủ sẽ tăng tín dụng thuế để đầu tư vào công nghệ tiên tiến, bao gồm cả chất bán dẫn, từ 8% lên 15%.
Bà Yang Hyang-ja, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của chính phủ Hàn Quốc về chất bán dẫn, đã kêu gọi chính phủ nước này tiến xa hơn với nhiều hỗ trợ tài chính hơn và nới lỏng các quy định để giúp các công ty bán dẫn mở rộng sản xuất tại Hàn Quốc dễ dàng hơn.
Bà Yang đã vận động chính phủ Hàn Quốc ban hành khoản tín dụng thuế 25% - mức tối thiểu để ngăn chặn một cuộc “di cư” của các nhà sản xuất chip ra khỏi Hàn Quốc
Honda Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc triển khai chiến dịch triệu hồi xe hybrid CR-V e:HEV RS được nhập khẩu từ Thái Lan. Thời gian bắt đầu kiểm tra là ngày 25/11/2024.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Tập đoàn Toyota sẽ thử nghiệm dòng xe van chở khách chạy bằng hydro và điện (động cơ hybrid gần như không phát thải khí CO2) trên đường tại Úc vào mùa xuân 2025 sau giai đoạn chạy thử ở Nhật hiện nay.
Từ ngày 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ, vì thế cuộc đua của xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu ngày càng gay cấn.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đang hợp tác chặt chẽ với nhau cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump. Tuy nhiên, người ta không thể biết mạng X của Musk sẽ có những "chiêu" gì khi Bluesky đang nổi lên mạnh mẽ.
Trong tháng 10/2024, lượng ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2.617 xe, tương đương 78,6 triệu USD, tăng 11% so với tháng trước.