CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần đạt 391 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ, lãi ròng 177 tỷ đồng, tăng 88%.
Giải trình cho kết quả kinh doanh trong kỳ, phía NBB cho biết, doanh thu hợp nhất tăng so với cùng kỳ do phát sinh ghi nhận doanh thu từ hoạt động bất động sản của công ty con.
Ngoài ra, doanh thu tài chính phát sinh tăng 120 tỷ đồng từ chuyển nhượng 14% quyền tham gia dự án Sơn Tịnh - Quảng Ngãi.
Trong kỳ, chi phí tài chính tăng 33% lên mức 53 tỷ đồng, trong đó, doanh phiệp phát sinh hơn 4 tỷ đồng lãi tiền vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 33% và 68%.
Khoản mục lợi nhuận khác có hơn 14 tỷ đồng đến từ thu từ bồi hoàn. Kết quả, lợi nhuận thuầ từ hoạt động kinh doanh đạt 208 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Kết thúc quý II/2021, NBB báo lãi trước thuế 222 tỷ đồng, tăng 107% với cùng kỳ, lãi sau thuế 177 tỷ đồng, tăng 88%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, NBB ghi nhận 553 tỷ đồng doanh thu, tăng 28% với năm ngoái. Lãi ròng 209 tỷ đồng, tăng 111%.
Năm 2021, NBB đặt kế hoạch 1.400 tỷ doanh thu và 450 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả trên, NBB đã hoàn thành được 39% kế hoạch doanh thu và 46% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính tại ngày 23/7, tổng tài sản của NBB có hơn 4.464 tỷ đồng, tăng 400 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng 14% lên 75 tỷ đồng. Doanh nghiệp có gần 569 tỷ đồng phải thu khách hàng từ kinh doanh bất động sản
Hàng tồn kho có 2.383 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang các dự án với 2.357 tỷ đồng. Tập trung tại các dự án như Dự án khu căn hộ cao tầng NBB2 784 tỷ đồng, Dự án khu căn hộ cao tầng NBB3 823 tỷ đồng, Dự án khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi 415 tỷ đồng...
NBB có 2.526 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 200 tỷ đồng so với đầu năm. Phần lớn là các khoản phải trả ngắn hạn. Ngoài ra, thuế và các khoản phải nộp nhà nước neo ở mức cao gần 238 tỷ đồng.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc