Thứ sáu, 22/11/2024

Ngân hàng vào cuộc đua giảm lãi suất, các SMEs vẫn "dài cổ" chờ

31/03/2023 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều ngân hàng khẳng định, đang nỗ lực tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay cũng như tối giản quy trình để bảo đảm thời gian tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) nhanh hơn, giản tiện hơn.

Từ nay đến ngày 30/6/2023, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 10,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên toàn quốc.

Loạt ngân hàng vào cuộc đua hướng đến khách hàng SMEs

Cụ thể, tại Vietbank, khách hàng doanh nghiệp SMEs không những được áp dụng mức lãi suất vay ưu đãi mà khi mở tài khoản thanh toán VB PRO, còn được miễn phí đăng ký tài khoản doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, phí quản lý tài khoản. Khi thực hiện giao dịch tại quầy sẽ được miễn hoàn toàn các loại phí như: Chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Vietbank, nộp/rút tiền mặt, kiểm đếm, sao kê tài khoản/sao lục chứng từ, phí chi hộ lương trong hệ thống Vietbank và thanh toán theo lô…

Bên cạnh chương trình ưu đãi lãi suất, Vietbank cũng đang triển khai sản phẩm "Cho vay siêu tốc VB Super" với hạn mức cấp tín dụng lên đến 10 tỷ đồng, thời gian xét duyệt nhanh chóng trong 48 giờ. 

Ngân hàng vào cuộc đua giảm lãi suất, các SMEs vẫn "dài cổ" chờ - Ảnh 1.

Các ngân hàng đang vào cuộc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV. Ảnh: Vietbank

Đặc biệt, nhà băng này đang có sản phẩm "Tái cấp nhanh dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ", với thời gian phê duyệt nhanh, quy trình thực hiện tinh giản, giải ngân nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có ngay nguồn tài chính, phục hồi hoạt động sản suất kinh doanh và nắm bắt các cơ hội để gia tăng hiệu quả hoạt động.

"Chúng tôi đã và đang chú trọng phát triển hệ khách hàng SMEs với những sản phẩm dịch vụ vượt trội và chính sách hỗ trợ phù hợp chia sẻ các khó khăn của doanh nghiệp hậu đại dịch Covid-19", đại diện Vietbank, chia sẻ.

Tại VietinBank, để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) rút ngắn thời gian tiếp cận nguồn tín dụng, nhà băng này đã xây dựng giải pháp SME SIMPLE+ với nhiều điểm đột phá mới.

Cụ thể, giải pháp SME SIMPLE+ đáp ứng cho toàn bộ nhu cầu tín dụng của khách hàng, từ nhu cầu vay vốn trung dài hạn tới các khoản vay vốn ngắn hạn, phát hành bảo lãnh, phát hành thư tín dụng, chiết khấu bộ chứng từ. Đặc biệt, SME SIMPLE+ giúp rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp và giảm thiểu các giấy tờ, thủ tục liên quan. 

Song song với SME SIMPLE+, VietinBank còn triển khai gói tín dụng ưu đãi SME UP với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7%/năm và quy mô gói ưu đãi lên đến 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, tiết giảm chi phí và phát triển kinh doanh. 

Ngân hàng vào cuộc đua giảm lãi suất, các SMEs vẫn "dài cổ" chờ - Ảnh 2.

Các DNNVV đang rất khát vốn vay để phục vụ sản xuất. Ảnh: Quốc Hải

Tại Ngân hàng BIDV, đại diện nhà băng này cho hay đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho SMEs. 

Cụ thể, chỉ tính riêng từ đầu năm nay, ngân hàng đã triển khai 16 gói tín dụng với tổng quy mô 700.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay giảm 0,5%-2,5% hỗ trợ khách hàng phục hồi phát triển kinh tế. Đồng thời, BIDV cũng cắt giảm thủ tục, thời gian vay vốn, áp dụng quy trình giải ngân một cửa. Thời gian cấp tín dụng cho SMEs giảm 20%-30%...

Doanh nghiệp vẫn "khát vốn" vì khó vay, thậm chí không dám vay vì... lãi cao

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM, cho biết: Vấn đề khó khăn nhất đối với các nhà sản xuất, kinh doanh hiện nay là lãi suất quá cao nên không ai dám vay.

Theo ông Tống, những ngày gần đây, một số DN chia sẻ rằng lãi suất của hợp đồng vay mới có giảm nhẹ so với trước. Song lãi suất vay của các hợp đồng vay vốn hiện hữu thì chưa nhận được thông báo giảm lãi suất và đang phải chịu mức lãi suất cho vay rất cao, lên đến trên 13%/năm. 

"Chính vì lãi cao nên có công ty phải bán nhà để có tiền chi trả lãi vay ngân hàng, bởi nếu không trả được sẽ khiến khoản vay bị nhảy nhóm nợ. Đây là áp lực và là nỗi lo lớn nhất của DN trong thời điểm này", Chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM, chia sẻ.

Trong khi đó, phía Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cũng vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM kiến nghị một loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo HUBA, hiện lãi suất vay cao đang cản trở lớn tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi suất tiền vay hầu hết đều trên 10%/năm sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ vay.

HUBA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ "biên độ lãi ròng" (NIM) ở mức 3% cũng là giải pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay.

HUBA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

"Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay một năm 2023 đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ân hạn một năm thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau như lần hỗ trợ 2021", phía HUBA kiến nghị.

HUBA cũng đề xuất Chính phủ tháo gỡ bằng cách đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường, tăng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp, cho phép thế chấp tài sản đất thuê hàng năm, thí điểm cho vay tín chấp và tăng giá trị thế chấp bằng đất nông nghiệp.

Trước đó, tại hội nghị bàn các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho SMEs, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói trong thời gian tới các ngân hàng thương mại cần tích cực hơn nữa trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù cho SMEs. 

"Các ngân hàng có thể cân nhắc cho phép cho vay thấu chi DN, áp dụng linh hoạt tài sản đảm bảo như cho phép thế chấp các khoản phải thu, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay… để hỗ trợ DNNVV. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay", ông Tú chỉ đạo.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.