Thứ tư, 29/11/2023

Doanh nghiệp kêu trời vì hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% quá khó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu gọi đường dây nóng

28/02/2023 5:25 PM (GMT+7)

Lũy kế thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% tại địa bàn TP.HCM đến nay đạt 15.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp than để tiếp cận gói này quá khó.

Không chỉ lãi suất vay quá cao, nhiều doanh nghiệp tiếp tục than phiền với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại về việc tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% hết sức khó khăn tại chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp hôm nay, 28/2. 

Theo các doanh nghiệp, họ tiếp cận được gói này là quá khó khăn, chứ chưa nói đến làm thế nào để có tên hưởng ưu đãi thực sự.

Doanh nghiệp kêu trời vì hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% quá khó, ngân hàng nói gì? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, giải đáp thắc mắc của doanh nghiêp về gói hỗ trợ lãi suất 2%. Ảnh: P.Minh

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, tín dụng cho gói hỗ trợ lãi suất 2% được các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM hỗ trợ đạt trên 9.000 tỷ đồng. Như vậy lũy kế thực hiện gói này tại địa bàn TP.HCM mới đạt 15.000 tỷ đồng. 

Dù doanh nghiệp than rất khó để hưởng ưu đãi, nhưng theo ông Lệnh, rất nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ, bởi 15.000 tỷ đồng là con số không phải nhỏ.

Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh gói hỗ trợ 2% lãi suất của Chính phủ là gói được sử dụng từ nguồn ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thuộc 11 nhóm ngành: Hàng không, vận tải kho bãi, chế tạo chế tạo, giáo dục… theo Nghị định 31.

Tuy nhiên theo quy định, gói này được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại xem xét, thẩm định, đồng ý giải ngân, chỉ các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ và đủ điều kiện mới được vay. 

Theo ông, các ngân hàng đều đã tổ chức, xây dựng quy chế quản lý, tập huấn, phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm để hỗ trợ.

“Gói này từ Chính phủ, do đó triển khai đáp ứng đòi hỏi công khai minh bạch”, ông Lệnh nói và cho biết, nhiều trường hợp, cũng có nguyên nhân từ phía doanh nghiệp. Chẳng hạn, có những doanh nghiệp được ngân hàng mời lên hướng dẫn, nhưng khó gặp được.

Doanh nghiệp kêu trời vì hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% quá khó, ngân hàng nói gì? - Ảnh 3.

Doanh nghiệp than khó tiếp cận và hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ thông qua các ngân hàng thương mại. Ảnh: ACB

Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh với lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng tại TP.HCM: “Doanh nghiệp nào khó tiếp cận gói này, cứ phản ánh cụ thể, nêu địa chỉ cụ thể, chúng tôi sẽ xử lý. 3 bên ngân hàng nhà nước - ngân hàng thương mại - doanh nghiệp sẽ cùng ngồi lại, tháo gỡ tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận vốn”.

Ông nói thêm, nếu nguyên nhân gặp khó thuộc cơ chế chính sách thì NHNN chi nhánh TP.HCM ghi nhận, đề xuất. Trường hợp nguyên nhân do cán bộ ngân hàng nhũng nhiễu thì ngân hàng sẽ xử lý, kỷ luật những ai nhũng nhiễu, gây khó cho doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, mong doanh nghiệp chia sẻ, vì nếu cho vay dẫn đến rủi ro nợ xấu cao.

Ông cũng bày tỏ phía ngân hàng rất kỳ vọng vào gói hỗ trợ này, bởi nếu thực hiện tốt thì sẽ hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp, giảm bớt áp lực lãi suất, chẳng hạn lãi suất vay ngân hàng là 13%, hỗ trợ 2% lãi suất thì chỉ còn 11%. 

“Chúng tôi rất mong người dân và doanh nghiệp phản ánh những khó khăn về cải cách hành chính, con người về đường dây nóng: 38211200”, lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM nói.

Gói hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp được Chính phủ công bố hồi tháng 5/2022, tương tự như các gói hỗ trợ lãi suất cách đây 10 năm.

Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tính trên số dư nợ vay, và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định; ngân hàng sẽ thực hiện giảm số lãi tiền vay.

Điều kiện để hỗ trợ là khách hàng có đề nghị, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định. Ước tính, các ngân hàng sẽ dành khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ cho vay chỉ riêng trong năm 2022, tương đương số tiền lãi hỗ trợ khoảng 16.035 tỷ đồng. Tuy nhiên, riêng tại TP.HCM, lũy kế đến nay mới đạt khoảng 15.000 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá xăng dầu thế giới ngày 29/11 đảo chiều để tăng

Giá xăng dầu thế giới ngày 29/11 đảo chiều để tăng

Sau chuỗi ngày trượt dài, giá xăng dầu thế giới hôm nay 29/11 trên đã tăng trở lại. Việc này sẽ ảnh hưởng đến giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh ngày mai hay không?

Hàng chục tấn chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM mỗi ngày theo "trend" trà chanh giã tay

Hàng chục tấn chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM mỗi ngày theo "trend" trà chanh giã tay

Cơn sốt trà chanh giã tay tại TP.HCM khiến nguyên liệu chính là chanh Quảng Đông (Trung Quốc) đổ bộ về thẳng chợ đầu mối chứ không đi nhỏ lẻ như trước

Tùng thơm mini, thông cành tươi nội địa giá rẻ, khách săn mua đón Giáng sinh

Tùng thơm mini, thông cành tươi nội địa giá rẻ, khách săn mua đón Giáng sinh

Những cây sơn tùng mini (bản sao cây thông) tỏa mùi thơm, thích hợp trang trí để bàn hay cành thông nội địa giá chỉ vài trăm nghìn đồng đang hút khách dịp Giáng sinh năm nay.

Một công ty da giày ở Đồng Nai sẽ thưởng Tết 650 tỷ đồng

Một công ty da giày ở Đồng Nai sẽ thưởng Tết 650 tỷ đồng

Bất chấp đơn hàng trồi sụt và khó khăn bủa vây ngành da giày, Công ty TNHH Changshin Việt Nam vẫn giữ thưởng Tết bằng năm ngoái với tổng mức thưởng khoảng 650 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy khả năng "vượt bão" của công ty.

Thị trường xe máy Việt Nam đi theo xu hướng nào?

Thị trường xe máy Việt Nam đi theo xu hướng nào?

Dù thị trường xe máy Việt Nam được cho là bão hòa nhưng doanh số xe máy quý 3/2023 vẫn tăng 3,69% so với quý trước. Cộng dồn từ đầu năm, doanh số bán xe lại giảm gần 16% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, ngân hàng đau đầu

Lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, ngân hàng đau đầu

Tình hình lợi nhuận ngành ngân hàng trong 3 quý đầu năm cho thấy sự phân hoá, một phía ghi nhận tăng trưởng mạnh, phía còn lại suy giảm, thậm chí thua lỗ. Kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh tín dụng tăng chậm nhưng nợ xấu đi lên.