Cụ thể, Quyết định 296/QĐ-UBND của Đồng Nai vừa phê duyệt danh sách hơn 2.100 cơ sở chăn nuôi phải di dời và hơn 800 cơ sở phải dừng hoạt động, chậm nhất trước ngày 31/12/2024.
Từ nhiều năm nay, Đồng Nai nỗ lực xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thực hiện giám sát các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại quy mô lớn nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, chăn nuôi nông hộ dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng với hơn 24.000 hộ tham gia, các hộ chăn nuôi chưa quan tâm đến công tác chăn nuôi an toàn sinh học và quản lý dịch bệnh.
Tình hình lưu hành virus lở mồn long móng, cúm gia cầm trên địa bàn và dịch tả heo châu Phi có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ngoài môi trường còn tìm ẩn nguy cơ tiếp tục phát sinh dịch bệnh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Đồng Nai có mật độ chăn nuôi cao, có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua nên áp lực về lây nhiễm dịch bệnh gia súc, gia cầm rất lớn. Do đó, việc giám sát chặt chẽ sự lưu hành của các chủng virus giúp các cơ quan chức có các giải pháp kịp thời, đảm bảo chăn nuôi an toàn.
Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai đề cao vấn đề môi trường đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phát triển chăn nuôi nhưng phải đúng quy hoạch và đáp ứng môi trường.
Tuy nhiên thời hạn gấp gáp trong quyết định mới đây khiến thành viên Hiệp hội cũng như nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lo sốt vó.
Theo ông Công, trong danh sách này có nhiều cơ sở với quy mô khác nhau, trong đó có cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Cụ thể, số trại nuôi phải di dời và ngừng hoạt động trong Quyết định này của UBND tỉnh Đông Nai chiếm hơn 50% sản lượng chăn nuôi toàn tỉnh. Trong đó, có nhiều trang trại mới cấp phép được đầu tư bài bản, với nguồn vốn lớn, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ chăn nuôi tiên tiến.
Ông Công cho rằng, thời gian để các trang trại, các hộ chăn nuôi phải di dời rất ngắn. Nếu không có biện pháp phân loại các trang trại để có hướng giải quyết phù hợp thì không chỉ gây thiệt hại cho các trang trại, mà con làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm.
Đồng Nai hiện được biết đến là thủ phủ chăn nuôi cả nước với tổng đàn heo khoảng 2,6 triệu con. Trong đó, chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90% tổng đàn heo, còn lại, chăn nuôi nông hộ chỉ chiếm chưa tới 10% tổng đàn.
Làm việc với Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, việc di dời các cơ sở chăn nuôi cần được xem xét cụ thể hơn về nhiều mặt như đất đai, tiến độ di dời.
Nhất là với hơn 2.400 cơ sở giấy phép còn thời hạn cũng cần được xem xét lại theo từng đối tượng. Đồng thời, Đồng Nai phải có lộ trình di dời phù hợp cho từng đối tượng. "Di dời, đóng cửa hơn 3.000 trang trại trong thời gian ngắn như vậy không phải là chuyện đơn giản", ông Tiến nêu quan điểm.
Thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao trong khi giá heo đang thấp hơn giá thành. Người chăn nuôi heo tiếp tục đối diện thêm áp lực.
Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu (huyện Vĩnh Cửu) cho biết, công ty đang sở hữu tổng đàn 350 con heo nái, và hơn 6.000 con heo thịt.
Trong khi giá heo giảm, các loại chi phí khác đều tăng cao, công ty của bà Hương buộc phải tiết giảm rất nhiều chi phí. Cụ thể, giá heo hơi loại đẹp hiện ở mức 55.000 đồng/kg. Trên thực tế, giá mua của các thương lái chỉ dao động từ 47.000 – 50.000 đồng/kg.
Giá này bằng giá thịt heo nhập khẩu đã pha lóc như cốt-lết, nạc vai... nhưng lại thấp hơn giá thành chăn nuôi của nông hộ (ở mức 54.000 – 55.000 đồng/kg).
Do đó, sau khi giết mổ, pha lóc, giá thành sản phẩm tăng lên. Thịt heo trong nước khó cạnh tranh với các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Bà Hương cho biết, hiệu quả chăn nuôi hiện không cao. Quyết định di dời của UBND tỉnh càng gây thêm áp lực cho người chăn nuôi.
Bởi vì, việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi hiện nay không giống như trước. Việc đầu tư cho chăn nuôi rất tốn kém từ cơ sở vật chất, phương thức cho đến công nghệ chăn nuôi để đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, tăng tính cạnh tranh.
Đáng nói là hiện nay Đồng Nai không còn quỹ đất quy hoạch cho chăn nuôi. "Hàng ngàn trang trại chỉ có nước đóng trại tìm công việc, ngành nghề khác hoặc tìm đất ở tỉnh khác", bà Hương chia sẻ.
Không chỉ giá bán không được như kỳ vọng, tình trạng giết mổ trái phép diễn ra tràn lan cũng khiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi ở Đồng Nai lo lắng.
Thông tin từ Sở NNPTNT, tỉnh Đồng Nai có 44 cơ sở giết mổ tập trung, trong đó có 40 cơ sở đang hoạt động, công suất bình quân khoảng 2.000 con heo, 40.000 con gà/ngày.
Thế nhưng, mỗi ngày, số lượng gia súc, gia cầm giết mổ tại các cơ sở tập trung này chỉ đạt 40-50% công suất thiết kế. Tại các địa phương, tình trạng giết mổ không phép sau khi đã xây dựng cơ sở giết mổ tập trung vẫn còn.
Điều này khiến các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sắp xếp và tạo tâm lý kém tin tưởng vào hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp do đó cũng ngán ngại khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Để giải quyết vấn đề này, Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai kiến nghị tăng mức xử phạt đối với hành vi giết mổ trái phép lên gấp 5 lần so với mức phạt tiền từ 6-8 trệu đồng/vụ việc như hiện nay.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.