Theo Bộ Công thương, hàng trăm đoàn thu mua quốc tế dự kiến “đổ bộ” vào Việt Nam tìm kiếm đối tác bền vững trong lĩnh vực dệt may, da giày. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng này “dễ thở” hơn.
Trở về sau chuyến “xách balo lên và đi” tìm kiếm đơn hàng ở các nước như Malaysia, Singapore và Campuchia, CEO may mặc Dony Phạm Quang Anh đã “bỏ túi” được 4 khách hàng lớn, đủ lượng công việc cho công nhân đến hết quý II/2024.
Năm 2024, SSI Research kỳ vọng biên lãi gộp của các công ty dệt may dần cải thiện lên mức 14%-15% do nhu cầu phục hồi chậm xuyên suốt cả năm. Tuy nhiên, lợi nhuận các công ty này khó quay trở lại mức như năm 2022.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đơn hàng sụt giảm nhưng một doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM dự kiến vẫn chi đậm khoản thưởng tết cho công nhân.
"Ngành dệt may Bangladesh sớm chuyển đổi sang sản xuất xanh, nên trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới, họ vẫn dồi dào đơn hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại chật vật vì thiếu đơn hàng... Các yếu tố này khiến chúng ta phải đặt vấn đề: Không thể kêu kinh tế thế giới đi chậm lại để chờ mình được...".
Tại nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, hiện đơn hàng đã xuất hiện trở lại, nhưng "miếng bánh ngọt" không phải dành cho tất cả. Trong bối cảnh này, hướng đi của doanh nhân 8X Phạm Quang Anh trong "giông bão" vừa qua đang được nhiều người trong ngành quan tâm.
Đơn hàng xuất khẩu sụt giảm 70% so với cùng kỳ năm trước nhưng ông Phạm Quang Anh, CEO Công ty May mặc Dony (TP.HCM) lại từ chối một số đơn hàng may mặc ở thị trường nội địa. Lý do là các đơn hàng này của một số DN bất động sản, xây dựng… và đã có "lịch sử cò cưa" không chịu thanh toán/chậm trễ trả nợ.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) những tháng đầu năm gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực dệt may, chế biến gỗ, khi đơn hàng giảm mạnh. Kéo theo đó, tình trạng người lao động (LĐ) mất việc, giảm giờ làm cũng tăng theo. Thực tế này cần Nhà nước có các giải pháp hỗ trợ DN và LĐ.
Lợi nhuận có được chủ yếu là gia công đến từ ngành dệt may - một ngành thâm dụng lao động nhưng ít có giá trị cao về sáng tạo.
Thiếu đơn hàng, lao động rơi rụng dần nhưng nhiều doanh nghiệp ngành dệt may tại TP.HCM vẫn phải vay vốn với lãi suất cao để cầm cự chờ kinh tế phục hồi.