Chủ nhật, 28/04/2024

Nghề nước mắm tạo ra 6.000 tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu 25 triệu USD

16/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít. Nghề nước mắm đang tạo ra 6.000 tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu được 25 triệu USD.

Xuất khẩu nước mắm đạt 25 triệu USD

Bảo đảm nguồn nguyên liệu duy trì chuỗi sản xuất, chế biến nước mắm là yếu tố tiên quyết để ngành sản xuất nước mắm ngày càng phát triển bền vững. Nguồn nguyên liệu cá để sản xuất nước mắm là rất lớn nhưng đang có dấu hiệu suy giảm. Vì thế, sản xuất nước mắm với hoạt động khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Từ thực tiễn này, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo "Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam".

Phát biểu tại hội thảo "Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam” ngày 15/12, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, từ bao đời nay nước mắm đã là một loại gia vị đặc biệt, là niềm tự hào trong tâm thức mỗi người con đất Việt khi nhắc đến ẩm thực quê hương. Nước mắm luôn hiện hữu trong món ăn hàng ngày của người Việt, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp nước mắm Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng và sử dụng hàng ngày.


Nghề nước mắm tạo ra 6.000 tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu được 25 triệu USD - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị.

Năm 2021, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8,6 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1,5%. Và có một lượng khá lớn sản lượng thuỷ sản được sử dụng để sản xuất, chế biến nước mắm. Chủ yếu là loại cá thuộc nhóm cá nổi nhỏ như cá biển (gồm các loài cá cơm, nục, trích, …) và cá đồng (cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít; Sản lượng cao nhất là miền Trung với hơn 180 triệu lít/năm, miền Nam đứng thứ hai với hơn 120 triệu lít/năm và miền Bắc ít hơn chỉ đạt hơn 80 triệu lít/năm. Tính trung bình người Việt Nam ăn nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.

Nghề nước mắm đã tạo công ăn việc làm và sinh kế cho gần 1 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu ngư dân khai thác, thu mua thủy sản, làm muối ven biển.

Về thị trượng nội địa, các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Bắc chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và các tỉnh lân cận, tỷ lệ các cơ sở sản xuất tham gia vào thị trường cả nước chưa đến 14% nhưng số các cơ sở sản xuất có hàng vào siêu thị chiếm tỷ lệ đến hơn 22%, cao hơn so với miền Trung và miền Nam.

Trong khi đó, thị trường của các các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Trung và miền Nam thì rộng hơn. Tỷ lệ tham gia vào thị trường cả nước lần lượt là 43,5% và 50%, cao gấp hơn 3 lần so với miền Bắc.


Nghề nước mắm tạo ra 6.000 tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu được 25 triệu USD - Ảnh 1.

Tại Phú Quốc hiện có 2.800 hộ sản xuất nước mắm truyền thống. Trong ảnh, kéo rút nước mắm sau quá trình ủ chượp 12 tháng tại cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Tuyết, Phú Quốc.

Năm 2021, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8,6 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1,5%. Và có một lượng khá lớn sản lượng thuỷ sản được sử dụng để sản xuất, chế biến nước mắm. Chủ yếu là loại cá thuộc nhóm cá nổi nhỏ như cá biển (gồm các loài cá cơm, nục, trích, …) và cá đồng (cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít; Sản lượng cao nhất là miền Trung với hơn 180 triệu lít/năm, miền Nam đứng thứ hai với hơn 120 triệu lít/năm và miền Bắc ít hơn chỉ đạt hơn 80 triệu lít/năm. Tính trung bình người Việt Nam ăn nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.

Nghề nước mắm đã tạo công ăn việc làm và sinh kế cho gần 1 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu ngư dân khai thác, thu mua thủy sản, làm muối ven biển.

Về thị trượng nội địa, các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Bắc chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và các tỉnh lân cận, tỷ lệ các cơ sở sản xuất tham gia vào thị trường cả nước chưa đến 14% nhưng số các cơ sở sản xuất có hàng vào siêu thị chiếm tỷ lệ đến hơn 22%, cao hơn so với miền Trung và miền Nam.

Trong khi đó, thị trường của các các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Trung và miền Nam thì rộng hơn. Tỷ lệ tham gia vào thị trường cả nước lần lượt là 43,5% và 50%, cao gấp hơn 3 lần so với miền Bắc.


Nghề nước mắm tạo ra 6.000 tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu được 25 triệu USD - Ảnh 2.

Các hộ tại Phú Quốc ngày càng đầu tư xây dựng các nhà thùng ủ chượp nước mắm quy mô lớn, hiện đại, đảm bảo ATTP.

Nghề nước mắm có nhiều tiềm năng, nhưng tỷ lệ xuất khẩu mới đạt khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Thị trường xuất khẩu nước mắm chủ yếu đi các nước châu Á, châu Âu, Úc, Mỹ. 

Bình quân cả nước, xuất khẩu nước mắm đi châu Á hơn 54%, châu Úc hơn 18%, châu Âu hơn 13% và châu Mỹ hơn 13%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2020 đạt trên 25 triệu USD.

Nỗi lo nguyên liệu sản xuất nước mắm cạn kiệt

Ông Đinh Xuân Lập – Phó Giám đốc ICAFIS (Hội Nghề cá Việt Nam), ướng tính cả nước có khoảng 783 cơ sở sản xuất nước mắm, trong đó có 35 cơ sở sản xuất nước mắm xuất khẩu, với 20 thị trường chính.

Năm 2019, cả nước đã hình thành được 43 chuỗi sản phẩm tiêu thụ nước mắm an toàn. Tổng giá trị ngành nước mắm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.

"Nước mắm nước ta rất đa dạng về sản phẩm, có tiềm năng xuất khẩu sang châu Âu, các nước châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên muốn xuất khẩu bền vững, chúng ta cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các nước và sản phẩm truy xuất được nguồn gốc. Đây là điểm yếu của chúng ta" – ông Lập nói.

Theo ông Lập, điểm yếu của chuỗi sản xuất nước mắm hiện nay là bảo quản độ tươi từ tàu cá còn hạn chế, chưa kiểm soát được chỉ tiêu Histamine; mối liên kết từ tàu về cơ sở/doanh nghiệp sản xuất còn lỏng lẻo. 

Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm chưa áp dụng HACCP, ISO; mùi sản phẩm chưa được nhiều khách quốc tế ưa chuộng. Đặc biệt, nhiều tàu khai thác ven bờ chưa trang bị đầy đủ thiết bị VMS trong thực hiện IUU (khai thác, đánh bắt bất hợp pháp).

Về vấn đề này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng bày tỏ sự lo ngại. "Không chỉ nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, mà ngành thủy sản Việt Nam đang bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng về khai thác, đánh bắt bất hợp pháp; cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đồng bộ. Khai thác như hiện nay là chưa bền vững".

Trong khi đó, ông Lập đề xuất 6 giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất nước mắm. Một là thiết lập các mô hình quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng, hướng tới khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho sản xuất nước mắm, lấy nền tảng là các chi hội nghề cá. Tăng cường liên kết với các Hiệp hội nước mắm để thúc đẩy việc phát triển ngành hàng nước mắm và đưa nước mắm Việt ra thế giới.

Hai là tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Thuỷ sản và thực hành IUU, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản dưới luật.

Ba là thúc đẩy các liên kết chuỗi – chuỗi giá trị giữa khối tàu cá – thu mua – doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước mắm. Tại các khối tàu cá, tổ chức theo hình thức nghiệp đoàn hoặc chi hội nghề cá.

Bốn là nâng cấp tàu thuyền và trang thiết bị, lưới... hướng tới khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ xa bờ, để bảo đảm nguyên liệu cho chuỗi sản xuất nước mắm.

Năm là nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm thuỷ sản trên tàu cá nhằm hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nước mắm.

Sáu là áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiến tới áp dụng truy xuất điện tử đối với sản phẩm thủy sản nói chung và nước mắm nói riêng.

"Tôi đề nghị 2 hiệp hội cùng với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản, cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp đánh giá kỹ nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá làm nước mắm ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể, khả thi để cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả nhằm khai thác bền vững, nguồn lợi hải sản cho chuỗi sản phẩm nước mắm Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế" – Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Bốn cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vừa bị xử phạt trên 132 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Ngày 26.4, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.4 và 1.5.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Chỉ sau 1 tháng, giá dừa tươi bán sỉ đã tăng gần gấp đôi nên các tiểu thương phải tìm cách để người tiêu dùng bớt sốc