Thứ năm, 10/10/2024

Người dân ở TP.HCM lại đối diện nguy cơ "bì bõm" về nhà vì đường thành sông

26/11/2023 6:04 PM (GMT+7)

Mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng Mười Âm lịch (cuối tháng 11/2023), hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM có khả năng bị ngập.

Sáng 26/11, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, trong 24h qua, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai xuống chậm và vẫn còn ở mức cao.

Tính tới 7h sáng ngày 26/11, mực nước đỉnh triều cao nhất thực đo tại trạm Nhà Bè (sông Đồng Điền) xấp xỉ báo động 3, trạm Phú An (sông Sài Gòn) trên báo động 2 là 0,04m, trạm Thủ Dầu Một (sông Sài Gòn) trên báo động 3 là 0,06m, trạm Biên Hòa (sông Đồng Nai) dưới báo động 2 là 0,09m.

Triều cường dâng cao, hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM có khả năng bị ngập - Ảnh 1.

Nhiều tuyến đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình... có khả năng bị ngập trong đợt triều cường Rằm tháng Mười Âm lịch. Ảnh: Vũ Quyền

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cảnh báo, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng Mười Âm lịch. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 27 - 29/11 (tức 15 - 17/10 Âm lịch).

Dự báo, trạm Phú An và Nhà Bè ở khoảng 1,65 - 1,70m trên mức báo động 3 từ 0,05-0,10m, thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 4 - 7h và 17 - 19h; trạm Biên Hòa ở khoảng 2,00 - 2,05m xấp xỉ hoặc trên mức báo động 2 khoảng 0,05m; trạm Thủ Dầu I ở khoảng 1,70-1,75m trên mức báo động 3 từ 0,10-0,15m.

Theo đơn vị này, mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2. Đặc biệt, đây là kỳ triều cường cao cần đề phòng ngập úng những vùng trũng thấp và ven sông. Một vài tuyến đường có khả năng bị ngập như đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình, Lê Văn Lương, Quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu (tập trung nhiều tại quận 7 và huyện Nhà Bè).

Để ứng phó đợt triều cường này, trước đó, ngày 24/11, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó đợt triều cường cuối tháng 11/2023.

Triều cường dâng cao, hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM có khả năng bị ngập - Ảnh 2.

Hiện mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai xuống chậm và vẫn còn ở mức cao. Ảnh: Vũ Quyền

Đơn vị này đề nghị các sở, ngành, đơn vị TP, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện sẵn sàng triển khai thực hiện Quyết định số 811/QĐ-UBND của UBND TP ngày 12/3/2021 về ban hành Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn TP. Đồng thời triển khai thực hiện Quyết định số 3843/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 của UBND TP về ban hành Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn TP.

Đặc biệt, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện thông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về diễn biến của đợt triều cường cho nhân dân địa phương biết để chủ động ứng phó. Chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát bờ bao, cống, cửa van ngăn triều xung yếu và chuẩn bị vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải đất, cát…) để kịp thời xử lý, gia cố bờ bao xung yếu ngay từ giờ đầu theo phương châm "04 tại chỗ", không để xảy ra tình trạng bể, tràn bờ bao, sự cố cửa van gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

UBND quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, thiết bị kịp thời khắc phục sớm nhất nếu xảy ra sự cố thuộc các gói thầu của dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn trên phạm vi địa bàn quản lý.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo triển khai loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Một bị cáo xin khoan hồng cao nhất cho bà Trương Mỹ Lan

Một bị cáo xin khoan hồng cao nhất cho bà Trương Mỹ Lan

Xin tòa khoan hồng cao nhất cho cô ruột Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân nói vụ án còn rất nhiều uẩn khúc, nhiều người đã chết.

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bão lũ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9, ảnh hưởng sức mua

Bão lũ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9, ảnh hưởng sức mua

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).