Thứ hai, 29/04/2024

Người đi nghĩa vụ quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

H.L

13/02/2023 8:00 AM (GMT+7)

Một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, theo điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động là “Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ”.

Vào mỗi mùa tuyển quân hàng năm đều có các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lên đường nhập ngũ. Nhiều người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp băn khoăn liệu có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với doanh nghiệp?

Một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, theo điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động là “Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ”.

Người đi nghĩa vụ quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Thanh niên ưu tú quận Thanh Xuân nhập ngũ tại đợt tuyển quân năm 2023.

Khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ tại nơi cư trú, người lao động cần thông báo cho doanh nghiệp nơi đang làm việc và hai bên thực hiện quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trở lại làm việc. Điều 31 của Bộ luật Lao động quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự không thuộc trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng chỉ có thể thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động.

Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Theo Lao động Thủ đô

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.