Hiện, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã xuống mức thấp kỷ lục, ngang hoặc thấp hơn so với giai đoạn dịch Covid-19.
Công ty chứng khoán VNDirect đánh giá 2023 là một trong những năm khó khăn nhất với Ngân hàng VPBank trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, và VPBank tận dụng lúc này để tái cơ cấu toàn bộ hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng lợi nhuận nhà băng này sẽ tăng trở lại trong năm 2024.
Theo báo cáo của Kaspersky, một trong những chiêu thức lừa đảo phổ biến là giả mạo tin nhắn ngân hàng để phát tán phần mềm độc hại.
Tuần lễ chuyển đổi số của TP. Hồ Chí Minh diễn ra với chủ đề "Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số", nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10, thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh.
Động thái hút ròng liên tiếp nhiều người lo ngại Ngân hàng Nhà nước sẽ quay lại thời kỳ lãi suất cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái này không đồng nghĩa với sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ mà chỉ là một bước đi để đối phó với việc tỷ giá tăng cao.
Trong 5 ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu trên thị trường mở kỳ hạn 28 ngày hút khoảng 70 nghìn tỷ đồng khiến nhiều ý kiến lo ngại. Thế nhưng ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc NHNN khẳng định động thái này không tác động tới lãi suất và cố gắng cân đối lãi suất và tỷ giá.
5 phiên giao dịch liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 70.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu. Câu hỏi được đề cập khá nhiều là liệu đây có phải tín hiệu đầu tiên cho chu kỳ thắt chặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước, và việc phát hành tín phiếu này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Bất chấp nỗ lực giảm lãi suất cùng nhiều gói tín dụng ưu đãi để tăng cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhiều ngân hàng vẫn “ế vốn”.
Ngân hàng Nhà nước đã hút về 30.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu. Theo giới phân tích, động thái này có thể được xem như là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống, và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.
Ngân hàng UOB dự báo Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6,6% trong nửa cuối năm 2023. Và để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% cho năm 2023 tốc độ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 của Việt Nam sẽ phải đạt trung bình hơn 9,2% so với cùng kỳ.
Hiện nay, tiền trong ngân hàng vẫn "tồn kho" trong khi nhiều doanh nghiệp lại rơi vào tình trạng khó tiếp cận vốn.