Theo số liệu thống kê từ các báo cáo tài chính quý 3 vừa qua, số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) của 29 ngân hàng (gồm 27 ngân hàng niêm yết và hai ngân hàng chưa niêm yết là PVcomBank và BaoViet Bank) đã có xu hướng tăng so với hai quý đầu năm cũng như cuối năm 2023.
Sau 9 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu những ngân hàng nói trên đã tăng thêm tổng cộng 56.485 tỷ đồng hay 27,9% so với cuối năm 2023. Trước đó, vào cuối quý 2/2024, nợ xấu của 29 ngân hàng này đã tăng thêm 21,2%.
Ở ngân hàng TMCP tỷ lệ nợ xấu lên tới 30,6%, còn lại ở mức 4,8% - 3,1%. Ví như: BaoViet Bank với tỷ lệ 4,2%. OCB với 4,1%, VIB chỉ 3,9%, PVcomBank với 3,7%, VietBank (3,3%), ABBank (3,2%)...
Như vậy, danh sách 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quý 3 cao nhất chỉ gồm các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh. Nhóm Big 4 (4 ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh) gồm Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank có tỷ lệ khá thấp, tuy số tiền thể hiện qua nợ xấu cao hơn nhiều (do đây là nhóm dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam).
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu quý 3 của BIDV chỉ là 1,7%; của VietinBank là 1,4%, Vietcombank chỉ 1,2%. Riêng Agribank chưa được thống kê theo 29 ngân hàng nói trên. Tính chung toàn bộ 29 ngân hàng này, tỷ lệ nợ xấu quý 3 là 2,3%.
Điều này cũng phản ánh hiệu quả của các chính sách khơi thông tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, giúp kìm hãm tốc độ gia tăng nợ xấu trong hệ thống.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội vào ngày 11/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết từ khi siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào miền Bắc vào chiều tối 7/9 đến nay, có 35 tổ chức tín dụng đã công bố với tổng giá trị gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng để tiếp tục cho vay mới đối với các doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi bão số 3 với lãi suất ưu đãi hơn.
Thống đốc cũng cho biết tính đến ngày 31/10, các ngân hàng thương mại đã thực hiện cho vay mới theo chương trình ưu đãi với doanh số lũy kế khoảng 27 nghìn tỷ đồng; hạ lãi suất cho những khoản vay hiện hữu với dư nợ được giảm lãi suất khoảng 82 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân, khách hàng là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015 và Nghị định 116 (sửa đổi Nghị định 55/2015).
TS. Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường bất động sản 2025 tiếp tục hồi phục, rõ rệt nhất tại các thành phố lõi như Hà Nội, TP.HCM và vùng ven - những nơi mà có xu hướng tích tụ dân.
Ủng hộ đề xuất mở rộng nguồn đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, song, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "cơn sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh.
Temu bất ngờ thay đổi chính sách bán hàng ở thị trường Việt Nam, theo đó giới hạn đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1 triệu đồng
Chính phủ chỉ đạo từ nay đến cuối 2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia... Tập trung thực hiện các giải pháp giúp khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, theo quy định mới của Chính phủ.