Một ngân hàng khác trong nhóm Big 4 là VietinBank đứng thứ 3 trong danh sách, ngay phía sau VPBank. Như vậy, trong top 3 đã có 2 ngân hàng quốc doanh là BIDV và VietinBank.
Tính đến ngày 30/9/2024, BIDV ghi nhận số dư nợ xấu tăng thêm 11.018 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 49,3% so với đầu năm, lên 33.386 tỷ đồng. VietinBank cũng tăng cao với 6.617 tỷ đồng, tương đương 39,8%, đạt tổng cộng 23.225 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với cuối quý II/2024, nợ xấu của VietinBank đã giảm gần 5,8%.
VPBank đang duy trì tốc độ tăng nợ xấu dưới 10%. Qua 9 tháng đầu năm, số dư nợ xấu của nhà băng này ở mức 30.532 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê từ các báo cáo tài chính quý III/2024, số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) của 29 ngân hàng (gồm 27 ngân hàng niêm yết và hai ngân hàng chưa niêm yết là PVcomBank và BaoViet Bank) đã có xu hướng tăng so với hai quý đầu năm cũng như cuối năm 2023. Sau 9 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu những ngân hàng nói trên đã tăng thêm tổng cộng 56.485 tỷ đồng hay 27,9% so với cuối năm 2023. Trước đó, vào cuối quý II/2024, nợ xấu của 29 ngân hàng này đã tăng thêm 21,2%.
Sau top 3 ngân hàng đã kể trên, từ vị trí thứ 4 đến 10 lần lượt là NCB (thứ 4, số dư nợ xấu 19.078 tỷ đồng); Vietcombank (thứ 5, 17.133 tỷ đồng); MB (15.685 tỷ đồng); SHB (14.884 tỷ đồng); Sacombank (12.999 tỷ đồng); VIB (11.461 tỷ đồng); ACB (8.275 tỷ đồng).
Theo nhận định từ Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nợ xấu toàn ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt khi nền kinh tế phục hồi. Ngoài ra, các tác động từ thiên tai như bão Yagi được dự báo sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
VCBS cũng cảnh báo về sự phân hóa trong chất lượng tài sản giữa các ngân hàng. Công ty nhận định: "Những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt sẽ kiểm soát được nợ xấu và nợ tái cơ cấu ở mức vừa phải. Trong khi đó, các ngân hàng có tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp cao, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp sẽ đối mặt với rủi ro gia tăng nợ xấu và áp lực trích lập dự phòng cao trong giai đoạn 2024-2025".
Tuy dự báo của VCBS có phần tích cực với kỳ vọng nền kinh tế hồi phục và chính sách hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, những thách thức vẫn đang chờ đợi, đặc biệt là với các ngân hàng có tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp cao và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp. Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao diễn biến và chiến lược quản lý rủi ro của từng ngân hàng để đưa ra quyết định phù hợp.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo quy mô nợ xấu của ngành ngân hàng có thể sẽ giảm nhẹ vào cuối năm, khi các ngân hàng có vị thế về lợi nhuận trước dự phòng tốt hơn so với năm 2023 để tiếp tục hấp thụ và làm sạch bảng cân đối.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc