Thứ năm, 21/11/2024

Ngân hàng tư nhân liên tiếp nhận vốn ngoại

25/06/2024 12:06 PM (GMT+7)

Tổng cộng 180 triệu USD vốn quốc tế đang chảy vào Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank (mã HoSE: SSB) để hỗ trợ nhà băng tư nhân này.

Tổ chức tài chính quốc tế IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 25/6 công bố đang đầu tư tổng cộng 150 triệu USD vào SeABank -- ngân hàng sắp đón 30 triệu USD từ quỹ đầu tư Norfund thuộc Chính phủ Na Uy.

IFC cho biết khoản đầu tư của "đại gia" này gồm 25 triệu USD trái phiếu xanh lam (blue bond), 50 triệu USD trái phiếu xanh lá (green bond), và 75 triệu USD để SeABank cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.

Trái phiếu xanh lá (green bond) ra đời năm 2008 do World Bank phát hành với mục đích tài trợ vốn cho các dự án môi trường toàn thế giới. Vì tài trợ các dự án liên quan đến môi trường, các dự án này được gọi là dự án xanh, như dự án năng lượng sạch, nước sạch… Trái phiếu xanh lam (blue bond) có thể tài trợ rộng hơn, từ đa dạng sinh học và bảo tồn biển đến các dự án nhằm ngăn chặn đánh bắt thủy sản quá mức đến xử lý ô nhiễm rác thải nhựa.

Trong gói tài trợ mới này, IFC đăng ký mua trái phiếu xanh lam giúp SeABank huy động thêm vốn cho các hoạt động kinh tế bền vững gắn với đại dương và nước (như nuôi trồng và khai thác thủy sản, cấp nước sạch...); mua trái phiếu xanh lá giúp SeABank mở rộng tài trợ các tài sản xanh trong các lĩnh vực: tòa nhà xanh, năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

IFC, với vai trò là tổ chức triển khai Chương trình Hỗ trợ Thị trường Xây dựng Xanh của Vương quốc Anh và IFC (MAGC), sẽ cung cấp thêm tới 0,48 triệu USD phí ưu đãi dựa trên hiệu suất tài trợ của SeABank dành cho các khách hàng cá nhân vay mua nhà.

Ngân hàng tư nhân liên tiếp nhận vốn ngoại- Ảnh 1.

Khách hàng giao dịch với SeABank. Nguồn: SSB

Bên cạnh đó, IFC cũng sẽ cung cấp khoản vay 75 triệu USD để SeABank tăng cường cho vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm cả doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện.

Bà Lê Thu Thủy, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị SeABank, cho biết: "Khoản đầu tư của IFC sẽ giúp SeABank tăng cường tài trợ cho các sáng kiến hỗ trợ chương trình tài chính khí hậu và tài chính toàn diện của Việt Nam. Chúng tôi là tổ chức đầu tiên phát hành trái phiếu xanh lam của Việt Nam, cũng là ngân hàng thương mại tư nhân trong nước đầu tiên phát hành trái phiếu xanh lá. Chúng tôi hy vọng việc đẩy mạnh hợp tác với IFC sẽ thúc đẩy hơn nữa các chiến lược của ngân hàng về phát triển danh mục đầu tư xanh lá và xanh lam".

Không những tài trợ, IFC sẽ tư vấn cho SeABank áp dụng các khung trái phiếu xanh lá và xanh lam, đồng thời giúp ngân hàng xác định các tài sản xanh lá và xanh lam đủ điều kiện tài trợ cũng như xây dựng danh mục các dự án tiềm năng.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết: "Quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư tư nhân, do đó việc triển khai các công cụ tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh lam và trái phiếu xanh lá sẽ mang lại nguồn vốn mới cho các dự án liên quan đến khí hậu".

Theo ông, với việc đầu tư vào một tổ chức tài chính hàng đầu như SeABank, IFC hướng đến thiết lập những loại tài sản mới, đồng thời huy động vốn và tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính trong nước, nhằm thúc đẩy quá trình hỗ trợ tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Đi đầu trong việc xây dựng các thị trường tài chính xanh lá và xanh lam ở châu Á - Thái Bình Dương, IFC hỗ trợ nhiều tổ chức tài chính và doanh nghiệp phát hành đầu tiên tại thị trường địa phương. Năm 2023, IFC đầu tư 3.500 tỷ đồng (khoảng 150 triệu USD) vào trái phiếu liên kết bền vững bằng nội tệ đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (BIM Land) và công ty con Công ty Cổ phần Thanh Xuân phát hành. Với khoản đầu tư vào SeABank, tính đến nay, IFC cam kết cấp khoảng 1 tỷ USD vốn dài hạn để hỗ trợ các dự án liên quan đến khí hậu tại Việt Nam.

IFC hợp tác với SeABank tác từ năm 2021, hỗ trợ ngân hàng mở rộng nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp SME, nâng cao khả năng tài trợ khí hậu và thúc đẩy các cơ hội thương mại quốc tế. IFC còn tư vấn SeABank phát triển chiến lược ngân hàng dành cho phụ nữ, từ đó tăng cường cho vay đối với các SME do phụ nữ làm chủ. 

Ngay trước khi IFC công bố khoản đầu tư 150 triệu USD mới này, SeABank cho biết Norfund (quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy) đang rót 30 triệu USD vào ngân hàng tư nhân này dưới dạng khoản vay chuyển đổi cổ phần trong 4 năm, nhằm hỗ trợ vốn cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Số vốn 30 triệu USD cho SeABank được thực hiện dưới dạng vay có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông trong 4 năm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.