Thứ ba, 03/12/2024

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

26/11/2024 2:57 PM (GMT+7)

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước thông báo dự kiến sẽ bơm vào nền kinh tế Việt Nam hơn 2 triệu tỷ đồng cho cả năm 2024, là 1 năm được xác định sẽ có nhiều rủi ro và biến động từ các thị trường thế giới.

Theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10/2024, tín dụng toàn hệ thống tăng 10,08% so với cuối năm 2023. Hoạt động cho vay vẫn là động lực chính mang lại tăng trưởng lợi nhuận cho các ngân hàng.

Một lượng lớn vốn tín dụng dự kiến sẽ được bơm vào nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm để hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: T. Thanh

Căn cứ vào kết quả đã thực hiện sau 10 tháng và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm, ước tính toàn hệ thống cần phải bơm vào nền kinh tế gần 670.000 tỷ đồng trong 2 tháng cuối cùng của năm thì mới bảo đảm mục tiêu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 2,5%/năm trong năm 2023. Trong 10 tháng đầu năm nay, lãi suất cho vay bình quân giảm tiếp 0,76%/năm so với cuối năm 2023. Hiện nay, các ngân hàng đang triển khai nhiều gói cho vay lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm, mức lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 4,5-6,5%/năm, và lãi suất trung, dài hạn dưới 9%/năm.

Trong nhóm Big 4 (4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank), Agribank có gói tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp lĩnh vực nông thuỷ sản, chế biến và nhập khẩu nguyên phụ liệu đang có lãi suất chỉ từ 2,6%/năm cho kỳ hạn dưới 3 tháng…

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Sacombank có gói tín dụng cho vay ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm với khách hàng doanh nghiệp, còn với khách hàng cá nhân lãi suất chỉ từ 5,5%/năm khi vay sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng ACB đang dành khoảng 5.000 tỷ đồng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, vào ngày 31/12/2023, đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 cho các ngân Ngân hàng Nhà nước hàng và tổ chức tín dụng, đồng thời thông báo công khai nguyên tắc xác định để họ chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, từ tháng 8 năm nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng được điều chỉnh tự động với nguyên tắc không vượt quá 80% mức Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng quý 3/2024 vào ngày 17/10 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết thêm về điều hành tín dụng trong giai đoạn cuối năm.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ,

Các ngân hàng phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế tín dụng đen, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.