Thứ bảy, 27/04/2024

Người Mỹ thay đổi thói quen tiêu dùng khi giá tăng cao

24/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Giá cả bị đẩy lên cao nhất trong khoảng 40 năm trở lại đây ở Mỹ đang thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm của họ, đặc biệt là tại các cửa hàng tạp hóa.

Theo 1 cuộc khảo sát được thực hiện bởi The Harris Poll: Khoảng 90% người Mỹ lo ngại về giá cả của các mặt hàng thực phẩm.

Cuộc khảo sát trực tuyến đã lấy ý kiến từ hơn 2.000 người Mỹ trưởng thành về mối lo lạm phát và thói quen mua sắm của họ trong 2 đợt: Từ ngày 18/3 đến 23/3 và một lần nữa từ ngày 6/5 đến ngày 8/5 vừa qua.

Mỹ: Nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn uống, mua sắm khi giá cả lên cao - Ảnh 1.

1 người đàn ông đang vô cùng phân vân khi mua thịt tại siêu thị ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ vào hồi tháng 5 vừa qua. (Ảnh: Jim Watson, AFP)


Vào thời điểm đó, sự "leo thang" đến mức chóng mặt về giá thực phẩm cũng như các loại xăng dầu và khí đốt là mối quan tâm lạm phát hàng đầu của người Mỹ.

Abbey Lunney - Giám đốc điều hành tại The Harris Poll, cho biết: “Ban đầu, giá xăng là mối quan tâm lớn nhất. Sau đó là các mặt hàng thực phẩm và kế đến là các hình thức chi tiêu khác.

Thế nhưng, trong vài tuần gần đây, giá thực phẩm đã trở thành mối quan tâm số 1 của người Mỹ.”

Giá cả các mặt hàng thực phẩm và chi phí nhiên liệu đều tăng vọt.

Báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4 cho thấy, giá thực phẩm đã tăng 9,4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu - bao gồm xăng, dầu đều đã tăng khoảng 30,3% so với 1 năm trước.

Nhiều người tiêu dùng tại Mỹ thay đổi thói quen mua sắm

Để chi tiêu ít hơn, nhiều người Mỹ đang thay đổi cách họ mua sắm và bắt đầu chọn lọc thật kĩ những thứ họ sẽ mua.

Hơn một nửa trong số những người được khảo sát nói rằng giá thịt tăng cao khiến họ suy nghĩ về việc thử dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và lựa chọn khác từ sữa. Trong khi đó, có nhiều người khác cũng đang thay đổi tần suất mua sắm hoặc từ bỏ các thương hiệu yêu thích của họ.

Stormy Johnson (45 tuổi, đang làm việc tại 1 trường học trung học ở Kingwood, Tây Virginia, Hoa Kỳ) đã thay đổi danh sách thực phẩm của mình để đảm bảo cô có thể nuôi cả gia đình. Hiện tại, Johnson đang sống cùng hai con của cô là Violet (15 tuổi) và Tristan (14 tuổi).

Mỹ: Nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn uống, mua sắm khi giá cả lên cao - Ảnh 2.

Để chi tiêu ít hơn, nhiều người Mỹ đang thay đổi cách họ mua sắm và bắt đầu chọn lọc thật kĩ những thứ họ sẽ mua.


"Chúng tôi buộc phải nói KHÔNG với nhiều món ăn yêu thích như thịt gà, thịt bò. Nhưng giờ giá cả quá đắt đỏ nên chúng tôi ăn nhiều mì Ý hay các loại bánh Hamburger hơn dù nó không tốt cho sức khỏe. Nhưng, nó rất rẻ.

Nếu cần mua rau, tôi sẽ mua rau đông lạnh thay vì rau tươi để tiết kiệm tiền." - Johnson nói.

Đây không chỉ là câu chuyện của Stormy Johnson mà nó cũng chính là cách Tania Brown - một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận có trụ sở tại Atlanta và là người sáng lập của FinanciallyConfidentMom.com. Giữa tình hình giá cả đang tăng cao mạnh mẽ, Brown cũng đã thay đổi chi tiêu cho thực phẩm của mình trong vài tháng qua. Gia đình cô ấy đã cắt giảm số lượng đồ ăn vặt xuống và tự nấu ăn nhiều hơn, sử dụng ít thịt hơn để có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho cả gia đình.

Brown cũng khuyến nghị mọi người nên linh hoạt trong việc lập kế hoạch mua sắm và ăn uống, vì nó sẽ giúp họ giảm chi phí rất nhiều.

Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số lĩnh vực mà người Mỹ vẫn chưa thay đổi thói quen tiêu dùng, ngay cả trong bối cảnh lạm phát cao. 1 trong số đó có thể kể đến là khoản ngân sách chi cho rượu.

"Khoản chi cho rượu bia có vẻ như vẫn đang ổn định. Hầu hết mọi người đều không cắt bỏ quá triệt để cho khoản chi này." - Abbey Lunney, Giám đốc điều hành tại The Harris Poll nói.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.