Nhấn mạnh vai trò của nhà đầu tư Nhật Bản tại sự kiện "Kỷ niệm 20 năm Hội nghị Bàn tròn Nhật Bản tại TP.HCM", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết tính đến cuối tháng 11/2021, tổng số dự án của nhà đầu tư Nhật Bản tại TP.HCM là 3.218 dự án, gồm 1.479 dự án đầu tư trực tiếp và 1.739 trường hợp đầu tư gián tiếp thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Tổng vốn đầu tư của các dự án đạt 7,419 tỷ USD (chiếm tỷ lệ 10,44% tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn), đứng vị trí thứ 4/116 quốc gia và vùng lãnh thổ về tổng vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn.
Các lĩnh vực được DN Nhật Bản tập trung đầu tư là công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; kinh doanh bất động sản; vận tải kho bãi; thông tin truyền thông; xây dựng; dịch vụ lưu trú ăn uống…
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng để TP.HCM trở thành đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp hơn 22% vào GDP và hơn 26% vào ngân sách quốc gia, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng.
"FDI đã trở thành động lực, tạo ra cú hích cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Riêng đối với dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào TP có sự tăng trưởng ấn tượng dù có nhiều thách thức do tác động của dịch Covid-19, thể hiện niềm tin của doanh nghiệp FDI Nhật Bản vào sức hút của thị trường Việt Nam và TP.HCM", ông Hoan nhấn mạnh.
Thông tin thêm về mối quan hệ hợp tác giữa TP.HCM và Nhật Bản, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư lớn thứ 2 và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD mỗi dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD mỗi dự án.
Ông Mizushima Kozo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) tại TP.HCM, cho biết TP.HCM có nhiều điểm hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tư quốc tế nói chung.
Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở sản xuất, TP.HCM cung cấp nguồn lao động trẻ, dồi dào, mức lương nhìn chung vẫn thấp so với các nước trong khu vực.
TP.HCM cũng đang nổi lên trở thành thị trường tiêu thụ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư với quy mô dân số lớn nhất cả nước, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh mẽ.
Chủ tịch JCCH cũng cho rằng Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có nền chính trị ổn định và gần gũi với Nhật Bản. Số người Nhật sinh sống tại TP.HCM tăng 1,7 lần, năm 2015 chỉ hơn 7.000 người thì đến năm 2020 đã gần 12.500 người.
Số lượng hội viên của JCCH cũng vượt 1.000 doanh nghiệp, xếp thứ ba trong số các Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài, sau Thượng Hải và Bangkok.
Theo ông Mizushima Kozo, chính quyền TP.HCM đã làm tốt việc thường xuyên quan tâm, gặp gỡ, đối thoại JCCH (một tổ chức mà trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ) suốt 20 năm qua. Điều này giúp thu hút đầu tư các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, không chỉ sản xuất mà còn bán lẻ, dịch vụ, tài chính ngân hàng…
Trong bối cảnh Covid-19, chính quyền TP.HCM đã cầu thị, lắng nghe, tiếp thu và thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp để có quyết sách đúng đắn, kịp thời.
"Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng chính quyền TP.HCM sẽ tiếp tục loại bỏ các yêu tố gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp, qua đó xây dựng mối quan hệ tin cậy giữ chính quyền và doanh nghiệp, thúc đẩy tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh", ông Mizushima Kozo kỳ vọng.
Triển lãm "Khoảnh khắc mùa thu" của "vua tiêu" Phan Minh Thông không chỉ là hành trình khám phá nghệ thuật mà còn thể hiện niềm đam mê, tâm huyết của một nhà sưu tập, người tiên phong trong việc đưa hội họa đến gần hơn với công chúng.
Sau 1 năm triển khai thi công, dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân tại đây cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng.
Các công ty trong bất động sản đang "mướt mồ hôi" vì 22.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý 4/2024. VIS Rating nhận định một trong những thách thức lớn nhất của các chủ đầu tư hiện tại là tình trạng nợ xấu và khả năng trả nợ yếu.
Quốc hội hôm nay chính thức thông qua Nghị quyết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với số vốn hơn 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67,3 tỷ USD), phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2035.
Trái với không khí kém nhiệt hôm qua 29/11, từ sáng đến trưa nay, nhiều người bắt đầu ùn ùn đổ về các trung tâm thương mại tại TP.HCM để mua sắm Black Friday.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.