Thứ ba, 15/10/2024

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

17/05/2024 1:29 PM (GMT+7)

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Ông Duy cho biết những đơn vị này gồm quân đội (65 trụ sở với tổng công suất 5,4MWp); công an -- 72 trụ sở với tổng công suất 6,529MWp; bệnh viện (57 trụ sở với tổng công suất 9,588MWp); các sở, ban ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị khác: 246 trụ sở với công suất 21,795 MWp.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao - Ảnh 1.

Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng cho 440 đơn vị tại TP.HCM.

Thời gian thu hồi vốn hệ thống điện mặt trời mái nhà khoảng 5 - 7 năm, thông qua việc giảm chi phí chi thường xuyên để thanh toán tiền điện của các cơ quan, đơn vị. Đối chiếu với tuổi thọ hệ thống pin khoảng trên 20 năm thì việc đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Về hiệu quả thời gian qua TP.HCM đã thí điểm tại một số quận huyện về điện áp mái, ông Duy cho biết vệc triển khai thí điểm hệ thống điện mặt trời mái nhà được UBND TP chấp thuận chủ trương tại Công văn số 3061/VP-KT ngày 15/4/2020 về lắp đặt thí điểm hệ thống điện mặt trời nối lưới cho cơ quan hành chính.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái lắp đặt tại trụ sở Sở Công Thương với tổng công suất hệ thống 21 Kwp, chi phí đầu tư 550.000.000 đồng. Hiệu quả đầu tư: Tiền điện trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà năm 2020 là 344.440.000 đồng, sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà thì tiền điện năm 2021 là 199.748.114 đồng, năm 2022 là 213.988.390 đồng. Trung bình 1 năm tiền điện tiết kiệm được khoảng 130.000.000 đồng.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái lắp đặt tại trụ sở UBND Quận 3, tổng công suất hệ thống 31,04 kWp, với chi phí đầu tư khoảng 750.000.000 đồng. Hiệu quả: trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tiền điện mỗi tháng khoảng 93.000.000 đồng/tháng; sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tiền điện mỗi tháng còn 85.000.000 đồng/tháng. Trung bình mỗi năm tiền điện tiết kiệm được khoảng 93.000.000 đồng.

Tính toán của Sở Công Thương TP.HCM cho thấy thành phố có tiềm năng phát triển loại nguồn điện này khoảng 5.081MW đến 2030. Trong đó, công suất có thể lắp tại các cơ quan hành chính sự nghiệp là hơn 166MW.

Theo số liệu của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, đến cuối 2022, thành phố có trên 14.150 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất hơn 355MW, chiếm khoảng 7% tổng công suất nguồn điện. Gần 99% trong số này được lắp đặt để sử dụng tại chỗ. Từ đầu 2021 đến nay, việc ký hợp đồng mua bán loại điện này tạm dừng để chờ cơ chế mới của Chính phủ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.

Ông Phan Văn Mãi băn khoăn: Vì sao TP.HCM chưa thể đăng cai SEA Games?

Ông Phan Văn Mãi băn khoăn: Vì sao TP.HCM chưa thể đăng cai SEA Games?

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nhà ở cuối năm?

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nhà ở cuối năm?

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…

TP.HCM cấp "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp dịp cuối năm

TP.HCM cấp "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp dịp cuối năm

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.