TP.HCM còn 4 dự án nhà ở xã hội với 2.704 căn nhà đang bị vướng mắc pháp lý, chưa thể cấp sổ hổng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người mua nhà.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết đã cấp sổ hồng cho 4.907 căn hộ nhà ở xã hội; cấp sổ hồng cho 478 căn nhà cho diện kinh doanh. Đáng chú ý, có 4 dự án với 2.704 căn nhà đang bị vướng mắc, chưa thể cấp sổ.
Để đưa Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn sớm có hiệu lực từ 1/7/2024, Bộ Xây dựng đã đăng tải nội dung dự thảo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ để lấy ý kiến rộng rãi người dân, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương,...
Các chuyên gia kiến nghị, Chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn có ưu đãi, miễn thuế. Tiền từ trái phiếu sẽ đưa vào quỹ và cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp khoảng 3%. Từ đó, ngân hàng có thể cho người dân vay với lãi suất hấp dẫn hơn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng được Thủ tướng giao nghiên cứu, đề xuất phương án phát hành trái phiếu Chính phủ để thúc đẩy chương trình xây dựng nhà ở xã hội. Kế hoạch này là lần đầu tiên.
Năm nay, tỉnh Đồng Nai khởi công 5 dự án đã có chủ trương đầu tư và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội. Sang năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục khởi công 7 dự án và hoàn thành 979 căn.
Thời gian qua, việc phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa thực sự thu hút nhà đầu tư bởi những khó khăn về cơ chế, pháp lý quỹ đất, nguồn vốn...
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến nhà ở xã hội bị "ế" dù nhu cầu rất lớn, đồng thời cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hàng loạt giải pháp "gỡ khó" cho phân khúc bất động sản này.
Quá trình phát triển nhà ở xã hội tại cả Hà Nội và TP.HCM còn hạn chế so với mục tiêu, theo đánh giá của Bộ Xây dựng. Trong 3 năm qua, 2 thành phố lớn nhất nước mới chỉ có 10 dự án mới.
Lãnh đạo TP.HCM giao các sở, ngành đẩy nhanh việc thực hiện thủ tục đầu tư, cập nhật quy hoạch, giải quyết vấn đề liên quan đến quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án, từ đó thu hút nhà đầu tư.