Thứ năm, 28/03/2024

"Nhiều bất lợi khi quy hoạch 3 huyện ở Hà Nội lên thành phố"

15/10/2021 7:00 PM (GMT+7)

Các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh phát triển gắn chặt với trung tâm Hà Nội, do vậy sẽ bất lợi khi quy hoạch 3 đơn vị này lên thành phố, theo TS Ngô Trung Hải.

Tại hội thảo gần đây về rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng thủ đô, đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho hay chính quyền thủ đô đang nghiên cứu khả năng phát triển mô hình "thành phố trong thành phố" tại khu vực phía bắc, gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn.

VnExpress phỏng vấn TS.KTS Ngô Trung Hải, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, về nội dung trên.

Ông nghĩ sao về đề xuất mô hình "thành phố trong thành phố" ở Hà Nội?

- Hà Nội đáng lẽ có mô hình này đầu tiên trong cả nước. Khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây năm 2008, Hà Tây có hai thành phố Hà Đông và Sơn Tây. Nhưng thời điểm đó Hiến pháp quy định thành phố thuộc Trung ương chỉ có thị xã, quận, huyện, nên Sơn Tây và Hà Đông được chuyển đổi thành thị xã và quận. Hiến pháp năm 2013 đã cho phép thành phố có thêm đơn vị hành chính tương đương.

Dù sao, đến lúc này Hà Nội mới nghiên cứu mô hình thành phố trong thành phố là chậm. Thủ đô có diện tích hơn 3.000 km2, khoảng 10 triệu dân, rất thuận lợi thành lập một thành phố bên trong. Thành phố đó cần có bộ máy hành chính mới cho một vùng đất tiềm năng để có thể quản lý, phát triển đúng mục tiêu.

Hiện nay trên thế giới, số người sống trong đô thị nhiều hơn người sống ở nông thôn. Đô thị dần to ra, có nhu cầu thành lập riêng đơn vị hành chính, đó là nhu cầu phát triển tất yếu, sinh ra mô hình gọi là thành phố.

Vùng đô thị Tokyo (Nhật Bản) có 23 thành phố nhỏ có chính quyền riêng, có quyền hạn riêng, song vẫn phụ thuộc chính quyền vùng Tokyo. Các hạ tầng cấp thoát nước, cứu hoả, ngoại giao, quân sự, hạ tầng, rất nhiều thứ liên quan giữa hai cấp chính quyền. Phố Đông Thượng Hải (Trung Quốc) cũng tương đương một thành phố, có bộ máy lãnh đạo riêng. Các nước trên thế giới khi đô thị hoá 60-80% thì các đô thị sống tốt, tự quản trị được, có chia sẻ thuế với chính quyền cao hơn.

Bản chất vùng có nhiều đô thị vệ tinh để không bị sức ép của giao thông, ô nhiễm, giáo dục, y tế.

"Nhiều bất lợi khi quy hoạch 3 huyện ở Hà Nội lên thành phố" - Ảnh 1.

Ông Ngô Trung Hải, Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Ảnh: Phạm Chiểu

- Với đề xuất quy hoạch 3 huyện phía Bắc Hà Nội là Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh lên thành phố, ông thấy như thế nào?

- Tôi chưa thấy 3 huyện ở phía Bắc có lợi thế nổi bật. Khu vực này chỉ cách nội đô một con sông, không cần quản lý gì thì đã phát triển rồi vì gắn chặt với đô thị trung tâm.

Ngoài ra, việc lập 3 huyện này thành thành phố còn có nhiều điểm bất lợi cho tổng thể Hà Nội. Vùng lõi thủ đô sẽ thiếu trung tâm tài chính, triển lãm vì đã dự kiến đặt ở huyện Đông Anh, chức năng đó của thủ đô sẽ kém đi mà thuộc về thành phố khác.

Ngoài ra, thủ đô Hà Nội không còn quản lý sân bay Nội Bài vì nằm trong thành phố mới. Dù là sân bay vẫn nằm trong thành phố lớn song lại nằm trong chính quyền khác. Do tính chất quan trọng của lĩnh vực hàng không, tôi cho rằng chính quyền thủ đô phải quản lý sân bay cửa ngõ quốc tế này.

Hơn nữa, chúng ta đang quy hoạch sông Hồng trở thành trục cảnh quan giữa thành phố Hà Nội nên vẫn cần một chính quyền quản lý cả khu vực Bắc, Nam sông Hồng.

- Vậy ý tưởng 'thành phố trong thành phố' của ông là gì?

- Nhiều lãnh đạo Chính Phủ trước đây mong muốn thủ đô mở rộng về phía Tây để phát triển cân đối, nên đã đầu tư trục Láng - Hòa Lạc, Thăng Long - Ba Vì. Phía Tây có nền văn hoá xứ Đoài gốc, có lịch sử văn hoá riêng, bản thân Sơn Tây đã là một đô thị song là khu vực lịch sử, nên kết hợp đô thị Hoà Lạc, Xuân Mai thành một cấu trúc thành phố mới sẽ rất rõ nét.

Tuy nhiên, nếu chỉ lấy ba khu vực đó thì Ba Vì bị tách ra, nên để tránh xáo trộn, tôi đề nghị lấy các huyện phía Tây Hà Nội gồm 4 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây lập ra một thành phố ở phía Tây. Hòa Lạc nằm ở giữa, lấy vành đai nông nghiệp xanh là vùng đệm để ngăn cách đô thị lõi là thủ đô Hà Nội. Thành phố mới là thành phố tri thức, công nghệ cao, sáng tạo, lịch sử gắn với văn hóa xứ Đoài, du lịch nghỉ dưỡng.

Thành phố mới có Hoà Lạc là sân bay dân sự nhỏ, Miếu Môn là sân bay quân sự. Thành phố này gắn 3 con sông với sông Tích, sông Hồng, sông Đà và gắn vành đai nông nghiệp là trục đô thị sinh thái. Hiện nay có nhiều tuyến đường đi phía Bắc, Nam có kết nối tốt với thủ đô và vùng thủ đô.

"Nhiều bất lợi khi quy hoạch 3 huyện ở Hà Nội lên thành phố" - Ảnh 2.

Vị trí ba huyện phía Bắc và các huyện phía Tây thủ đô được đề xuất quy quy hoạch lên thành phố. Đồ hoạ: Việt Chung

- Cần những tiêu chí gì để khu vực phía Tây như ông đề xuất có thể được quy hoạch là thành phố mới?

- Theo tôi, tiêu chí quan trọng nhất là mức độ đô thị hoá cao, có đủ chức năng để "tự sống" được với thu hút đầu tư và một bộ máy quản lý năng động. Có thể thêm tiêu chí cộng đồng người ở đó đồng nhất, tiềm năng hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cảng, công trình lớn.

Còn các tiêu chí khác đã được quy định như 150.000 người trở lên, 150 km2 trở lên, số phường nhiều hơn xã, có một đô thị công nhận loại 3 trở lên.

Tôi lựa chọn thành phố mới bao gồm Hoà Lạc, Sơn Tây và Xuân Mai vì là chuỗi đô thị vệ tinh đã có. Trong đó, Sơn Tây là đô thị loại 3 phù hợp tiêu chí của Quốc hội. Hoà Lạc đã được quy hoạch 60.000 dân. Nếu theo phương án Hà Nội đề xuất thành phố mới phía Bắc có diện tích 600 km2, 960.000 dân. Còn phương án thành phố phía Tây với 5 huyện, thị xã sẽ có 2,1 triệu dân, diện tích 1.179 km2.

- Nhiều năm qua Hà Nội chưa thành công với kế hoạch xây dựng 5 đô thị vệ tinh, vậy tính khả thi của việc đưa các huyện phía Tây lên thành phố ra sao?

- Các đô thị vệ tinh không phát triển được vì không có chủ thể, chưa có mô hình quản lý. Các khu vực Sóc Sơn, Sơn Tây hiện đã phát triển, chỉ có Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên là chậm phát triển.

Bản chất Hoà Lạc là khu tri thức, khoa học công nghệ, sáng tạo đổi mới, có Đại học quốc gia, khu công nghiệp Phù Cát, Làng văn hóa các dân tộc, nhưng hiện nay Hoà Lạc nằm giữa nhiều huyện khác nhau nên khó quản lý, như giải phóng mặt bằng rất phức tạp, chủ đầu tư phải đi xin từng huyện.

Kinh nghiệm thành phố Thủ Đức (TP.HCM) là trung tâm đổi mới sáng tạo, tương tác, dựa trên mấy cực là khu công nghệ cao, đại học quốc gia, trung tâm tài chính, là một quận tri thức sáng tạo, đây là tiêu chí hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, để phát triển thì phải phân quyền giữa TP.HCM và Thủ Đức.

Thành phố mới của Hà Nội cần thiết có một chính quyền thực sự để vực các khu vực này lên. Theo tôi, chính quyền Hà Nội cần thận trọng và tham khảo nhiều ý kiến, phương án thành phố mới ở phía Bắc hay phía Tây đều cần được nghiên cứu cẩn thận. Sau đó, Hà Nội làm một quy trình lập thành phố mới trực thuộc thành phố, trong đó có các chính sách để thu hút đầu tư, cơ chế cần tạo thành đòn bẩy chứ không phải thành lực cản.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Eximbank và ông H.A đã thống nhất phương án giải quyết dứt điểm vụ việc nợ thẻ tín dụng trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên trong thời gian sớm nhất.