Mở phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán giao dịch ảm đạm với sự vượt trội của bên bán. VN-Index sụt giảm mạnh hơn 12 điểm ngay sau phiên ATO và giao dịch quanh mức 1.158 điểm.
Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế lớn trong rổ VN30 với 20 mã giảm, 6 mã tham chiếu và 4 mã tăng giá. Trong đó, đáng chú ý là nhóm cổ phiếu nhà Vingroup gồm VIC, VHM, VRE là những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất rổ khi cùng lao dốc khoảng 3%.
Cụ thể, VIC giảm từ mức giá 70.000 đồng/CP xuống còn 67.900 đồng/CP (giảm 3%); VHM giảm từ 61.000 đồng/CP xuống còn 59.000 đồng/CP (giảm 3,28%); và VRE giảm từ 27.000 đồng/CP xuống còn 26.300 đồng/CP (giảm 2,59%).
Sự sụt giảm của cổ phiếu "họ Vin" trong buổi sáng đầu tuần có liên quan đến một số tin đồn sai sự thật về doanh nghiệp này trong cuối tuần qua. Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, Bộ Công An đã chính thức phủ nhận các tin đồn này và hiện đang truy tìm người tung tin đồn sai sự thật nêu trên.
Dù vậy, ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt này khiến tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sụt giảm mạnh.
Cụ thể, tính đến thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (8/7), giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng ở mức 156.519 tỷ đồng. So với đầu năm, tài sản trên sàn chứng khoán của Chủ tịch HĐQT Vingroup đã giảm hơn 48.500 tỷ đồng.
Hiện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu trực tiếp 985,5 triệu cổ phiếu và gián tiếp 1,17 tỷ cổ phiếu VIC. Sau phiên giảm mạnh sáng nay của cổ phiếu VIC, tài sản của tỷ phú này đã giảm khoảng 4.500 tỷ đồng so với cuối tuần qua.
Dù vậy, đến nay, ông Vượng vẫn đang là người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu Vingroup, họ cổ phiếu dầu khí cũng đang giao dịch hết sức tiêu cực. Trong đó, BSR giảm mạnh gần 4%, PVS, PVD, PVC cùng hiện giảm giá nhẹ.
Bên bán cũng chiếm ưu thế lớn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhiều cổ phiếu lớn như TCB, VPB, MBB hay VCB đều giảm xuống dưới giá tham chiếu.
Theo đó, TCB giảm mạnh nhất và lấy đi gần 3 điểm, kế đó là VPB và STB thay nhau lấy đi hơn 1 điểm của chỉ số. Ngược lại, chỉ lác đác vài mã với mức đóng góp nhẹ như SSI, HPG hay FPT…
Nhóm bán lẻ, bán buôn rực lửa khi hầu hết các mã đều giảm điểm. PNJ, PET và MWG giảm hơn 1%, FRT giảm trên 2%, DGW giảm hơn 3%...
Trái với diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu bluechip, ở nhóm cổ phiếu penny vẫn "nóng" như HAG, DBC, JVC, DAT, TSC, VPH,… vẫn tăng trần; các mã khác TGG, PTC, PTL, VNS… tăng trên dưới 5%...
Trong đó, HAG giao dịch sôi động nhất với khối lượng khớp lệnh gần 15,3 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 2,1 triệu đơn vị.
Tạm đóng cửa phiên sáng, chỉ số VN-Index vẫn giảm khoảng hơn 9 điểm, về mức 1.162,27 điểm. Toàn thị trường có 285 mã tăng giá, 23 mã tăng trần; 372 mã giảm giá, 18 mã giảm sàn; 920 mã đứng giá.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố