Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu bất động sản trở thành "tội đồ" của thị trường với sự giảm sâu của các "ông lớn" như VIC (-6,25%), VHM (-5,95%), NVL (-6,27%)... một số mã khác như HPX, QCG thậm chí còn giảm sàn.
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm nay (14/9). Nguồn: Vietstock
Bất động sản là nhóm tác động tiêu cực nhất tới thị trường phiên hôm nay (14/9). Trong đó, bộ đôi "họ Vingroup" gồm VIC và VHM giảm mạnh, lần lượt là -6,25% và -5,95%.
"Ông lớn" NVL của Novaland cũng giảm 6,27% về mức giá 18.700/CP với thanh khoản 76,98 đơn vị và vẫn còn hơn 13,25 triệu đơn vị dư mua.
Độ rộng nhóm VN30 nghiêng về sắc đỏ với chỉ 6 mã tăng/22 mã giảm, trong đó 10 mã giảm trên 1%, chỉ số đại diện chốt phiên cũng giảm 1,11%.
Các mã chứng khoán ảnh hưởng đến VN-Index phiên hôm nay 14/9
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất lại là mã HPX của Hải Phát Invest. Sau 3 phiên sàn liên tiếp với thanh khoản èo uột, cổ phiếu HPX bất ngờ được dòng tiền "bắt đáy" ồ ạt đổ vào kéo cổ phiếu này có thời điểm thoát mức giá sàn. Kết phiến, HPX ghi nhận đạt thanh khoản hơn 83 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương đương gần 1/3 tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Đầu tư Hải Phát đã đổi chủ chỉ trong một phiên.
Trong đó, phần lớn lệnh khớp của phiếu HPX tại mức giá sàn với 73 triệu cổ phiếu, còn lại rải rác trên các bước giá sát giá sàn. Chưa kể, mã này còn gần 13,2 triệu cổ phiếu dư bán ở giá sàn.
Cổ phiếu HPX được "bắt đáy" số lượng khủng. Nguồn: Vietstock
Đà lao dốc gần đây của Hải Phát diễn ra sau khi cổ phiếu HPX nhận quyết định bị đình chỉ giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Theo đó, cổ phiếu HPX sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 18/9 (phiên thứ 2 tuần sau) do vi phạm liên tục nghĩa vụ công bố thông tin.
Vì vậy, việc "bắt đáy" của cổ phiếu HPX khiến các nhà đầu tư càng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay.
Ngoài các mã cổ phiếu trên, trong phiên chiều nay các mã bất động sản khác như DIG, CEO, CG, PDR, HUT, DRH, LDG, CRE, FIT, NLG, CII, HQC, ITA,… cũng giảm mạnh từ 3% - 5%.
Cổ phiếu Novaland cũng được giao dịch với số lượng "khủng". Nguồn: Vietstock
Đà giảm của nhóm bất động sản cũng lan nhanh sang nhóm chứng khoán. Đóng cửa phiên giao dịch, ngoại trừ APG tăng trần, MBS, AGR, TVS tăng hơn 2%, các mã còn lại đều giảm giá trong đó VIX, SHS, HCM giảm trên 3%; VDS, VND, BVS, VCI, BSI,... giảm từ 1 - 2%. Riêng "ông lớn" SSI cũng giảm ngay sát tham chiếu.
Càng về cuối phiên, áp lực bán càng tăng mạnh và cũng lan sang nhóm cổ phiếu "vua" với sự quay đầu của loạt các mã TCB, ACB, SHB, BID, VPB, STB.
Đà giảm của các mã này khiến những nỗ lực tăng giá của MBB, MSB, CTG, VIB không đủ để giúp chỉ số ngành ngân hàng giữ được sắc xanh. Kết quả, chỉ số của nhóm này đóng cửa giảm nhẹ 0,03%.
VN-Index đóng cửa giảm 14,6 điểm (-1,18%) về dưới mốc 1.225 điểm. HNX-Index giảm 1,66% còn 251,86 điểm và UPCoM-Index giảm 0,53 điểm xuống 93,65 điểm. Trên cả 3 sàn, có tới 750 mã giảm giá so với khoảng 240 mã tăng.
Thanh khoản trên HoSE tiếp tục vượt ngưỡng 1 tỷ USD với giá trị khớp lệnh đạt hơn 25.245 tỷ đồng. Riêng cả 3 sàn giá trị giao dịch đạt hơn 30.768 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay trên HoSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch bán ròng hơn 209 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 8 triệu đơn vị cổ phiếu.
Cụ thể, TOP 10 mua ròng của khối ngoại gồm: Cổ phiếu VNM hơn 99,6 tỷ đồng; KBC được mua ròng gần 92,1 tỷ đồng; SSI là 56,1 tỷ đồng; PVD là 27,8 tỷ đồng; VRE là 21,7 tỷ đồng; VND là 20,7 tỷ đồng; DXG là 14,7 tỷ đồng; FPT là 14,1 tỷ đồng; VPB là 13,1 tỷ đồng và BSI là 12 tỷ đồng.
Tại chiều bán, cổ phiếu VHM của Vinhomes bị bán ròng mạnh nhất với quy mô hơn 90,6 tỷ đồng.
Theo sau đó là HPG bị bán ròng hơn 72,8 tỷ đồng, VIC là 59,4 tỷ đồng. Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã như: STB là 53,6 tỷ đồng, SAB là 51,2 tỷ đồng, VCI là 41,1 tỷ đồng, MWG là 39,2 tỷ đồng, SHB là 31,3 tỷ đồng, HCM là 29,4 tỷ đồng và GMD là 27,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu toàn cầu tăng giá thứ Sáu 24/1 nhờ triển vọng về chính sách thuế mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc và lãi suất thấp hơn ở Mỹ sau các phát biểu của Tổng thống Donald Trump, trong khi đồng yên mạnh lên sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất như được kỳ vọng.
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
Các nhà đầu tư đã chào đón ông Donald Trump nhậm chức lần thứ hai với dự đoán những lợi ích từ chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông, dù vẫn cảnh giác với các chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là lập trường của ông về thuế quan.
Giá vàng hôm nay 18/1/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng đi xuống, tuột khỏi mốc 87 triệu đồng/lượng.
Cổ phiếu toàn cầu tăng giá thứ Sáu 24/1 nhờ triển vọng về chính sách thuế mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc và lãi suất thấp hơn ở Mỹ sau các phát biểu của Tổng thống Donald Trump, trong khi đồng yên mạnh lên sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất như được kỳ vọng.
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
Các nhà đầu tư đã chào đón ông Donald Trump nhậm chức lần thứ hai với dự đoán những lợi ích từ chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông, dù vẫn cảnh giác với các chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là lập trường của ông về thuế quan.
Giá vàng hôm nay 18/1/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng đi xuống, tuột khỏi mốc 87 triệu đồng/lượng.