Chủ nhật, 28/04/2024

"Phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot, các công ty chứng khoán có ảnh hưởng?

11/09/2023 10:02 AM (GMT+7)

Theo lý giải của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc đặt lệnh giao dịch chứng khoán tự động bằng robot có thể gây quá tải hệ thống, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ dây chuyền khi thị trường chứng khoán diễn biến xấu.

"Phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot, các công ty chứng khoán có ảnh hưởng? - Ảnh 1.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định "phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot. Ảnh: SSI

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cuối tuần qua đã có văn bản gửi các công ty chứng khoán yêu cầu dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động. Theo đó, qua giám sát đối với hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến tại các công ty chứng khoán, UBCKNN nhận thấy có hiện tượng sử dụng công nghệ robot để đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất rất lớn.

UBCKNN cho rằng, việc đặt lệnh tự động sẽ làm gia tăng đột biến lệnh từ các công ty chứng khoán vào Sở Giao dịch Chứng khoán trong cùng một thời điểm, dẫn đến số lệnh vào sàn vượt quá năng lực thiết kế của cả hệ thống, gây hiện tượng quá tải hệ thống.

Bên cạnh đó, hoạt động này cũng gây ra nguy cơ đổ vỡ dây chuyền khi thị trường chứng khoán diễn biến xấu, từ đó tác động tiêu cực đến công tác quản trị rủi ro của công ty chứng khoán.

"Theo các quy định về giao dịch chứng khoán trực tuyến tại Thông tư số 134/2017 và Thông tư số 73/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc sử dụng các công nghệ này để đặt lệnh hiện chưa được phép thực hiện. Vì vậy, yêu cầu các công ty chứng khoán rà soát và dừng ngay hình thức đặt lệnh tự động như trên (nếu có); đồng thời nghiêm túc thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề này", UBCKNN nhấn mạnh.

Việc "Phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot, các công ty chứng khoán có ảnh hưởng?

Theo lý giải của các chuyên gia chứng khoán, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán.

Giám đốc một công ty Chứng khoán trong TOP 10, nhận định, hiện nay trên thị trường chứng khoán, các trường hợp sử dụng đặt lệnh tự động phổ biến gồm: (1) Tạo lập các sản phẩm như chứng quyền, phái sinh, ETFs; (2) Kinh doanh chênh lệch giá; (3) Chẻ lệnh; (4) Nhận lệnh từ một bên thứ ba hợp tác với các CTCK; (5) Copytrade, hoặc các giao dịch ủy thác trên nhiều tài khoản; (6) Quản trị rủi ro (cắt lỗ, chốt lời) một cách chủ động.

"Không rõ theo phân loại của UBCKNN thì tất cả 6 trường hợp này hay chỉ một trong những trường hợp trên được phân loại là giao dịch theo robot", người này nói.

Cũng theo chuyên gia chứng khoán này, việc cấm dùng robot sẽ có ảnh hưởng tới từng đơn vị, từng hoạt động ở mức độ khác nhau.

Chẳng hạn, về thanh khoản chắc chắn là có bị tác động nhưng ở mức độ trung bình vì tỷ trọng giao dịch bằng robot ở Việt Nam chưa cao và một số hoạt động giao dịch bằng máy vẫn có thể giao dịch bằng thủ công. Trong khi đó, ở khâu vận hành, đương nhiên là một số nghiệp vụ sẽ gặp khó khăn hơn nếu thực hiện thủ công.

"Với các Công ty Chứng khoán, yêu cầu này của cơ quan quản lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến một số đơn vị có nguồn thu lớn đến từ các mảng kinh doanh như kinh doanh chênh lệch giá, copytrade, ủy thác, các CTCK nhận lệnh gián tiếp từ bên thứ ba qua robot…mà chưa tìm được giải pháp thay thế", người này nói thêm.

Còn tác động tới thị trường chung thì tất nhiên việc ngưng đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot có thể giảm rủi ro, biến động chung của thị trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.