Thứ bảy, 27/07/2024

Những nguyên nhân nào khiến Baemin rời thị trường Việt Nam?

26/11/2023 5:52 PM (GMT+7)

Baemin được đánh giá là thương hiệu được yêu mến tại thị trường Việt Nam nhưng tỉ lệ chốt đơn thấp vì có ít chương trình khuyến mãi.

Mấy ngày qua, khi ứng dụng Baemin thông báo rời khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 8-12, nhiều người đã bày tỏ sự tiếc nuối.

Fanpage của BAEMIN Vietnam đăng tải dòng trạng thái tạm biệt, chỉ sau 21 giờ đã có hàng trăm ngàn lượt thích, đến nay đã hơn 8.000 bình luận và trên 4.500 lượt chia sẻ, gửi lời cảm ơn, tạm biệt ứng dụng giao thức ăn đến từ Hàn Quốc. Đáng chú ý, trong số này có nhiều bình luận đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Katinat Saigon Kafe, Highlands Coffee, Phúc Long Coffee & Tea, Phở 24, Zalo Pay...

Những nguyên nhân nào khiến Baemin rời thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Các app giao hàng cạnh tranh quyết liệt (ảnh: Na Na)

Ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc marketing Haravan, đánh giá Baemin làm hình ảnh - thương hiệu hay, cuốn hút, được nhiều người làm marketing thích nhưng khách hàng thì không nhiều người mua, không chốt đơn vì người Việt Nam thích khuyến mãi, thích rẻ. Các ứng dụng lãi dựa vào hệ sinh thái đa dịch vụ trong khi Baemin chỉ có mảng giao thực phẩm nhanh.

Dưới góc độ chuyên gia ngành F&B, ông Hoàng Tùng, Giám đốc điều hành Pizza Home và FoodEdu, nói rằng việc Baemin rời thị trường đã được dự đoán từ trước. 

Baemin gặp áp lực từ công ty mẹ khi kinh doanh không suôn sẻ tại châu Á. Công ty mẹ tập trung nguồn lực cho thị trường châu Âu, châu Mỹ và cắt giảm ngân sách cho thị trường Việt Nam. "Baemin xâm nhập thị trường rất tốt và nhanh chóng chiếm được vị trí thứ 3 trên thị trường food app" - ông Hoàng Tùng nhận xét.

Những nguyên nhân nào khiến Baemin rời thị trường Việt Nam? - Ảnh 3.

Những nguyên nhân nào khiến Baemin rời thị trường Việt Nam? - Ảnh 4.

Những nguyên nhân nào khiến Baemin rời thị trường Việt Nam? - Ảnh 5.

Beamin được đánh giá là ứng dụng làm thương hiệu khá tốt tại Việt Nam. Ảnh: Fanpage Beamin

Thạc sĩ Trần Anh Tùng, Trưởng ngành quản trị kinh doanh Trường đại học Kinh tế Tài chính TP HCM, phân tích Baemin chịu áp lực cạnh tranh lớn và thị phần thấp. Theo số liệu từ Euromonitor, tính đến thời điểm quý II/2022, thị phần của Baemin Việt Nam chỉ đạt 1,5%, thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Grab (42,8%), Now (23,4%), Gojek (20,1%).

"Sức ép từ các đối thủ lớn khiến Baemin khó cạnh tranh trong mảng kinh doanh cốt lõi là đặt món và giao hàng. Khi tham gia thị trường Việt Nam, họ còn phải đối mặt với COVID-19 bùng phát từ đầu 2020 đã gây khó khăn lớn cho Baemin và các startup Việt Nam. Baemin ghi nhận số đơn hàng gọi món giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019, đây cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp này phải rút khỏi thị trường" - thạc sĩ Trần Anh Tùng nêu lý do.

Ngoài ra, thạc sĩ Trần Anh Tùng còn cho biết thêm chiến lược kinh doanh chưa phù hợp so với các đối thủ, Baemin chưa có những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để cạnh tranh. Giá cước cũng cao hơn nhiều đối thủ. Chiến lược kinh doanh, tiếp thị của công ty chưa thực sự hiệu quả, chưa chinh phục được người tiêu dùng Việt.

Những lý do trên đã khiến doanh thu, tỉ lệ thị phần của Baemin suy giảm dần và không còn cơ hội cạnh tranh trên thị trường. 

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hiện tượng lạ trên thị trường ô tô Việt: Xe nhập khẩu lên ngôi, xe lắp ráp lép vế trong nửa đầu năm 2024

Hiện tượng lạ trên thị trường ô tô Việt: Xe nhập khẩu lên ngôi, xe lắp ráp lép vế trong nửa đầu năm 2024

Có một vài nguyên nhân "đặc thù" dẫn đến việc doanh số xe nhập khẩu vượt xe lắp ráp trong 3 tháng liên tiếp gần nhất.

Bầu cử Mỹ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Bầu cử Mỹ tác động thế nào tới nền kinh tế?

Chuyên gia tại UOB nhận định nền kinh tế thế giới sẽ phải đối diện với lạm phát và những thay đổi trong chính sách kinh tế sau cuộc bầu cử của Mỹ vào tháng 11 tới.

Ba mùa vàng với tiếp thị bóng đá ở Mỹ

Ba mùa vàng với tiếp thị bóng đá ở Mỹ

Copa America 2024 xem như là khởi đầu cho cơn sóng thần bóng đá đổ bộ vào Mỹ trong giai đoạn từ 2024 đến 2026, sau “hiệu ứng Messi” ở nước Mỹ xảy ra vào năm ngoái.

Hình ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị bắn trở thành món hời vận động tranh cử

Hình ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị bắn trở thành món hời vận động tranh cử

Các nhà kinh doanh lập tức tìm cách kiếm lợi từ vụ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ám sát hụt hôm 13-7 (giờ địa phương).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngày nay người ta không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cách tạo ra sản phẩm

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngày nay người ta không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cách tạo ra sản phẩm

Đến tham quan, động viên các chủ thể tham gia Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, mỗi sản phẩm OCOP hướng tới “kích hoạt” sự năng động, “hồi sinh sức sống” của cộng đồng nông thôn.

Điện mặt trời: Vấn đề ở thái độ

Điện mặt trời: Vấn đề ở thái độ

Tờ Economist số ra ngày 22/6/2024 là số báo đặc biệt về năng lượng mặt trời, được tờ báo đặt tựa: “Bình minh của thời đại [điện] mặt trời”. Economist cho rằng mức tăng trưởng cấp số nhân của điện mặt trời sẽ thay đổi thế giới khi một tương lai dồi dào năng lượng sạch là nằm trong tầm tay.